Hiển thị các bài đăng có nhãn Sản phụ khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sản phụ khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

8 dấu hiệu sớm dự báo có thai

8 dấu hiệu sớm dự báo có thai

Bạn tự hỏi liệu mình có mang thai? Làm test kiểm tra là cách để bạn biết chắc chắn. Nhưng quá sớm để cho một kết quả chính xác? Bạn có thể chú ý những dấu hiệu mang thai gồm mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều và căng ngực. Sau đây là một số lời khuyên để nhận biết các triệu chứng nếu bạn đang muốn có thai.


Làm test kiểm tra là cách để bạn biết chắc chắn. Nhưng quá sớm để cho một kết quả chính xác?
Ảnh: wikiHow

1. Mệt mỏi
Gil Gross, chuyên gia sản phụ từ trường đại học y khoa Washington ở Louis nói “Mệt mỏi quá sức, không lý do là dấu hiệu phổ biến nhất của mang thai giai đoạn đầu”

Donnica Moore, chuyên gia về sức khỏe của phụ nữ ở Far Hills, N.J cũng bổ sung: “Đừng coi mệt mỏi đồng nghĩa với quá nhiều caffein nếu đó là sự tình cờ bạn có thai. Hãy nghe cơ thể bạn, nghĩ đơn giản, và cố gắng nghỉ ngơi”


Mệt mỏi quá sức, không lý do là dấu hiệu phổ biến nhất của mang thai giai đoạn đầu
Ảnh: wikiHow

2. Sợ thức ăn

Nếu việc mở tủ lạnh làm bạn khó chịu và thậm chí bạn không thể quay lại nhà hàng Trung Quốc nếu không có khẩu trang, rất có thể bạn đã có thai. Rất sợ thức ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai sớm. Moore nói: “Điều này gây ra bởi sự tăng nồng độ hormon beta- hCG. Và cách tốt nhất bạn có thể cải thiện điều này là tránh các tác nhân đó”.


Rất sợ thức ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai sớm
Ảnh: wikiHow

3. Nhậy cảm với các loại mùi
Các mùi mà trước đây bạn không bao giờ hài lòng (như khói thuốc lá) và thậm chí đã từng thích (như mùi nước hoa của chồng bạn) có thể làm bạn buồn nôn trong giai đoạn sớm này. Moore phát biểu: “Đối với một số phụ nữ, đây có thể dấu hiệu báo sớm cho bạn biết rằng bạn đang có thai. Đó là kết quả của việc tăng nồng độ hormone. Không may rằng, “không có cách gì thực sự giúp bạn ngoại trừ việc tránh các tác nhân đó đặc biệt là khói thuốc lá, không tốt cho sức khỏe của thai nhi”


Nhậy cảm với các loại mùi có thể dấu hiệu báo sớm cho bạn biết rằng bạn đang có thai
Ảnh: wikiHow

4. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu đầu chỉ ra rằng bạn đang có thai. Nguyên nhân cũng do tăng hormon.
Buồn nôn và nôn trong khoảng 19 tuần đầu chứng tỏ thai phụ đang trải qua kì mang thai thứ nhất. “Ốm nghén là tín hiệu tốt”, bởi nồng độ beta-hCG đang tăng, thai đang phát triển.”

Khi có sự thay đổi trong việc ăn uống của bạn. “Điều này không dẫn đến dạ dày của bạn trống rỗng. Cất bánh xốp ở giường và ăn chúng trước khi bạn ra khỏi giường vào buổi sáng”. Đó cũng là một cách tốt cho việc ăn ít một, chia thành nhiều bữa hơn trong ngày và ăn thêm trước khi đi ngủ. Tuy nhiên kẹo vị chanh leo và vị ngọt cũng dễ gây buồn nôn.

Vitamin cung cấp cho bào thai cũng có thể là nguyên nhân ngây buồn nôn cho bà mẹ. Moore nói: “Không uống vitamin khi dạ dày trống. Nhiều người cảm thấy đỡ hơn nếu họ uống thuốc vào buổi đêm hoặc với bữa tối.”

Nếu bạn thường xuyên bị nôn, hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng của bạn.


Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu đầu chỉ ra rằng bạn đang có thai
Ảnh: wikiHow
5ng và sưng quầng vú.

Sự thay đổi của quầng vú có thể là dấu hiệu khác của mang thai. “Cách tốt nhất để cải thiện là mặc áo lót. Áo ngực thể thao có thể giúp bạn


Sự thay đổi của quầng vú có thể là dấu hiệu khác của mang thai
Ảnh: wikiHow

6. Tiểu thường xuyên.


Xavier Pombar, Do, bác sĩ sản ở trung tâm y tế đại học Rush ở Chicago nói: “Trong giai đoạn đầu mang thai, tử cung to và đẩy bàng quang lên, làm bạn đi tiểu thường xuyên.”

“Không có cách nào tránh điều này, nhưng đi tiểu đúng giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Ông nói thêm “Bạn sẽ có thể vẫn phải dậy ít nhất một lần để đi tiểu”


Trong giai đoạn đầu mang thai, tử cung to và đẩy bàng quang lên, làm bạn đi tiểu thường xuyên.
Ảnh: wikiHow

7. Khó thở

Một vài phụ nữ cảm thấy khó thở nhẹ khi ho trong lần mang thai đầu và thậm chí cả những lần mang thai khác. “Bởi vì bạn cần thêm oxy cho bào thai phát triển. Sẽ khó thở hơn trong những tuần tiếp theo của thai kì nhưng không coi nhẹ là triệu chứng bình thường của việc mang thai”

Báo với bác sĩ nếu bạn thấy phiền hay nếu bạn có bất cứ những thứ sau:
- Đột nhiên khó thở mà không liên quan đến vận động.
- Đau khi hít thở.
- Cảm giác khó thở tồi tệ hơn khi bạn nằm.

Đó có thể là những triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.


Một vài phụ nữ cảm thấy khó thở nhẹ khi ho trong lần mang thai đầu và thậm chí cả những lần mang thai khác
Ảnh: wikiHow

8. Thay đổi sinh lý 
Rất có thể mang thai nếu bạn có quan hệ tình dục mà không có biện pháp hỗ trợ tránh thai, lúc đó nên đi khám. Những thay đổi trong màu sắc âm đạo và tử cung mềm hơn bình thường sẽ giúp những nhà lâm sàng (bác sĩ) đầy kinh nghiệm có thể chẩn đoán trong khi thăm khám hố chậu.

“Nhớ rằng trên đây chỉ là những dấu hiệu của giai đoạn đầu mang thai, cũng có thể chúng là triệu chứng của những bệnh khác ví dụ như của hội chứng tiền kinh nguyệt. Dấu hiệu có thai đáng tin nhất là mất kinh nếu kinh nguyệt của bạn bình thường”


Dấu hiệu có thai đáng tin nhất là mất kinh nếu kinh nguyệt của bạn bình thường
Ảnh: wikiHow
Quỳnh Nguyễn
HMU English Club
Theo: WebMD

U nang buồng trứng

U NANG BUỒNG TRỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.


Khối u buồng trứng có mấy loại?
U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:

  • Theo tích chất khối u:
  • Theo kích thước hay hình dạng khối u:
  • Theo bản chất lành hay ác tính:
  • Theo hình ảnh qua siêu âm

U nang buồng trứng có những triệu chứng gì và chẩn đoán bằng cách nào?
Các triệu chứng có thể gặp:

  • Sờ thấy khối u trên bụng.
  • Đau bụng.
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng.
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.


U nang buồng trứng có cần được điều trị không?
Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lân cận.
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.



Các phương pháp điều trị:
Đối với u nang buồng trứng cơ năng thì không cần điều trị, chỉ cần theo dõi từ 3-6 vòng kinh, nếu u nang BT cơ năng thì tự mất đi.
Đối với u nang BT thực thể thì điều trị phẫu thuật là chủ yếu. Nếu không điều trị sẽ có nhiều bién chứng: Xoắn, K hoá. Vì vậy khi đã chẩn đoán là u nang thực thể nên mổ cắt bỏ u sớm.

  • Nang nước: Gặp ở người lớn tuổi nên cắt cả 2 buồng trứng.
  • Nang nhầy: Cần cắt bỏ sớm cả 2 BT để tránh nhầy tái phát
  • Nang bì: Cắt bỏ u. Cố gắng bảo tồn nhu mô lành
  • Nang ở người có thai: Nếu có chỉ định giữ thai nên mổ cắt u vào tháng thứ tư, nếu có biến chứng thì mổ khẩn bất kì tuổi thai vào khoảng nào.
  • Nếu nang buồng trứng 02 bên ở người trẻ tuổi còn nhu cầu sinh đẻ cần bóc tách khối u và bảo tồn tối dâ phần bình thường còn lành và vòi trứng.

Với UNBT có bề mặt sần sùi, có dấu hiệu nứt vỡ ở bệnh nhân > 40tuổi cần sinh thiết tức thì để đề phòng K. Nếu UNBT phát triển xâm lấn dây chằng rộng thì phẫu thuật cần bóc khối u và tránh làm tổn thương niệu quản, hệ động mạch chậu, BQ và trực



Kết luận:
U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể đây là khối ung thư cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức năng cho người phụ nữ. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh. Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh. Cuối cùng, khi phát hiện u nang buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho người phụ nữ.


Nguồn: sinhcontheoymuon.vn

Kinh nguyệt

CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHU KÌ KINH NGUYỆT


Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không chỉ là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều chị em, mà những vấn đề bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Tìm hiểu các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, sẽ giúp các chị em có những thông tin cần thiết để có những giải pháp ứng phó và khắc phục kịp thời.


Các vấn đề về chu kì kinh nguyệt


Các vấn đề hay gặp về chu kỳ kinh nguyệt

Theo ý kiến của các chuyên gia: Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thời gian khoảng từ 22- 35 ngày. Lượng máu trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt khoảng từ 20 – 80ml. Máu kinh của nữ giới thường có màu đỏ sậm.
Tuy nhiên, một số nữ giới thường gặp phải các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: Kinh nguyệt thưa, kinh nguyệt dày, rong kinh, thống kinh, tắc kinh… Những biểu hiện của các vấn đề bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: kinh nguyệt thất thường, đến sớm hoặc đến muộn, lượng máu kinh quá ít hoặc rất nhiều, đau bụng kinh… Sau đây là những phân tích cụ thể về những vấn đề của chu kỳ kinh nguyệt như sau:


Chu kỳ kinh nguyệt thưa

Chu kỳ kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những vấn đề mà rất nhiều nữ giới thường xuyên gặp phải. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài khoảng từ 22 – 35 ngày và số lượng máu kinh trung bình từ 20 – 80ml. Tuy nhiên với những nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt thưa, thì thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài quá 35 ngày. Thậm chí, một số chị em còn có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tới hai tháng và lượng máu kinh trong các kỳ kinh nguyệt rất ít (thường gọi là kinh nguyệt ra ít).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt thưa, trong đó bao gồm:
- Tuyến yên và tuyến đồi có thể chi phối trực tiếp hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vây, khi hoạt động của tuyến yên và tuyến đồi dưới trong não bộ bất thường, có thể dẫn tới tình trạng thưa kinh.
- Tâm lý căng thẳng: Theo các chuyên gia, tâm lý căng thẳng mệt mỏi khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả, buồng trứng của nữ giới cũng không ngoại lệ. Đồng thời, cẳng thẳng kéo dài còn có thể dẫn tới việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn tới tình trạng thưa kinh.
- Hoạt động của buồng trứng kém hiệu quả: Nếu buồng trứng của bạn bị đa nang hoặc trứng ít rụng, có thể dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt bị thưa.
- Vấn đề thể chất: Muốn duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khỏe mạnh, nữ giới cần có một sức khỏe tốt và cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không hợp lý, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt thưa.
Kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những biểu hiện cho thấy tỷ lệ thụ thai của các chị em bị giảm và còn tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất cao.


Chu kỳ kinh nguyệt dày

Chu kỳ kinh nguyệt dày hay còn gọi là đa kinh, đây được hiểu là hiện tượng nữ giới có thời gian diễn ra một chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới ba tuần, và lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường tiết ra với số lượng lớn trên 80 ml (thường hay gọi là ra nhiều kinh).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng kinh nguyệt dày là: Nang noãn của nữ giới trưởng thành quá sớm do rối loạn nội tiết tố, các bệnh về buồng trứng, vấn đề tâm lý, thể chất và môi trường sống…


Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Rong kinh)

Rong kinh là một trong những hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Biểu hiện của hiện tượng rong kinh gồm có: Kinh nguyệt kéo dài trên bảy ngày và số lượng máu kinh trên 80ml.
Có hai loại rong kinh là: Rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.
- Rong kinh cơ năng là hiện tượng thường diễn ra vào giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn tới rong kinh cơ năng chủ yếu là do: Trong hai giai đoạn này, nội tiết tố của nữ giới hoạt động không ổn định, dẫn tới những hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
- Rong kinh thực thể: Là một trong những biểu hiện của các dạng tổn thương trong cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm: Cổ tử cung, tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể nếu không được điều trị sớm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn có thể dẫn vô sinh ở nữ giới.


Thống kinh

Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh, đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh có nhiều mức độ khác nhau. Một số chị em chỉ gặp phải những cơn đau âm ỉ khó chịu. Một số lại phải hứng chịu những cơn đau dữ dội đến choáng ngất.
Đau bụng kinh có hai loại bao gồm đau bụng kinh cơ năng và đau bụng kinh thực thể.
- Đau bụng kinh cơ năng: Chủ yếu diễn ra trong giai đoạn nữ giới ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn nữ giới có đặc điểm nội tiết tố phát triển không ổn định, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt thất thường và kèm theo thống kinh.
- Đau bụng kinh thực thể: Theo các chuyên gia, đau bụng kinh cơ năng chủ yếu diễn ra trong khoảng ba năm đầu và ba năm cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu ngoài thời điểm đó mà bạn vẫn bị đau bụng kinh thường xuyên, thì đó là rong kinh thực thể. Rong kinh thực thể được hiểu là hiện tượng rong kinh diễn ra do những tổn thương tại tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.


Không có chu kỳ kinh nguyệt

Theo các chuyên gia, vô kinh là hiện tượng nữ giới đã bước vào tuổi trưởng thành mà vẫn không có kinh nguyệt, hoặc đã từng có kinh nguyệt nhưng 6 tháng liền không xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.
Có hai loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng nữ giới bẩm sinh không có chu kỳ kinh nguyệt, do không có sự phóng noãn trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn tới vô sinh nguyên phát thường do những tổn thương thực thể tại vùng đồi dưới của não bộ hoặc cơ qua sinh dục kém phát triển. Tùy theo nguyên nhân của vô kinh nguyên phát, mà có những biện pháp điều trị riêng biệt như: Vật lý trị liệu, cân bằng tâm lý, tiểu phẫu hoặc sử dụng thuốc kích thích phóng noãn….
Vô kinh thứ phát là hiện tượng nữ giới đã từng có kinh nguyệt, nhưng vì lý do nào đó mà 6 tháng liền không có chu kỳ kinh nguyệt trở lại. Vô kinh thứ phát chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như: Những bệnh lý tại tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, tuyến yên...Hoặc từ những nguyên nhân như: Căng thẳng kéo dài, dinh dưỡng không hợp lý, nội tiết tố không ổn định, thiếu máu, nhiễm độc mãn tính…
Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có mối quan hệ mật thiết với khả năng sinh sản của các chị em. Chính vì vậy khi gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới nên chủ động đi khám và điều trị. Ngoài ra, khám phụ khoa 6 tháng một lần cũng là giải pháp giúp nữ giới phát hiện ra các bất thường và có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể.


Nguồn: http://bacsinoitru.vn

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Sàng lọc trước sinh không xâm lấm

SÀNG LỌC TRƯỚC SINH KHÔNG XÂM LẤN VÀ XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC KẾT HỢP Ở QUÝ I: LỰA CHỌN CÁCH NÀO?


Kể từ khi xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT) lần đầu tiên được thương mại hóa vào năm 2011, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về việc phương pháp sàng lọc bất thường số lượng NST thai nhi nào là tốt nhất cho thai phụ.

Xét nghiệm sàng lọc kết hợp Quý I gồm siêu âm đo độ mờ da gáy kết hợp với đo nồng độ protein PPAP-A và β-HCG tự do trong huyết thanh của thai phụ, có thể phát hiện hội chứng Down (Trisomy 21) với độ nhạy lên đến 85% và tỉ lệ dương tính giả 3 – 6%. Việc phân tích thêm các yếu tố chỉ thị trong huyết thanh trong Quý II sẽ nâng độ nhạy lên đến 85-90%, giảm tỉ lệ dương tính giả xuống còn 2%.
Trong khi đó, NIPT là phương pháp sàng lọc có tính ưu việt rõ ràng đối với hội chứng Down. Hàng loạt nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng phương pháp này có độ nhạy từ 99-100%, tỉ lệ dương tính giả chưa đến 1%. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét một số khía cạnh trước khi phủ nhận hoàn toàn những lợi ích của xét nghiệm sàng lọc kết hợp Quý I.
Thứ nhất, hiệu quả sàng lọc của NIPT đối với hội chứng Edwards (Trisomy 18) và hội chứng Patau (Trisomy 13) chưa được chứng minh là ngang bằng so với hiệu quả của xét nghiệm này đối với hội chứng Down: độ nhạy của xét nghiệm đối với các hội chứng này thấp hơn, và đối với các trường hợp thể khảm (không phải tất cả các tế bào của thai nhi đều có bộ NST bât thường) thì tỉ lệ dương tính giả có xu hướng cao hơn so với xét nghiệm hội chứng Down.
Thứ hai, NIPT không sàng lọc các dị tật về cấu trúc và các dạng bất thường NST khác. Trong một thử nghiệm có tên gọi là FASTER, 78% các trường hợp có bất thường NST khác (ngoài hội chứng Down) được phát hiện nhờ xét nghiệm sàng lọc kết hợp Quý I.  Trong nghiên cứu của Nicholaides, khi so sánh kết quả sàng lọc bởi các Xét nghiệm sàng lọc kết hợp quý I với kết quả của NIPT ở nhóm quần thể người tiến hành sàng lọc thường quy trong quý I, khoảng 50% trường hợp bất thường NST được phát hiện không phải là trisomy 21 hoặc 18. Có 7 trường hợp thai nhi mắc các dạng bất thường trên được phát hiện bởi Xét nghiệm sàng lọc kết hợp quý I nhưng NIPT lại không phát hiện được cả 7 trường hợp này.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25% số trường hợp dị tật cấu trúc tim bẩm sinh có liên quan đến kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy bất thường; đây cũng có thể xem là một ưu điểm khác của các phương pháp sàng lọc kết hợp truyền thống.
Cuối cùng, cần phải đặt ra câu hỏi rằng: Liệu những ưu điểm như tỉ lệ dương tính giả thấp (về mặt lý thuyết sẽ giúp tiết kiệm được chi phí cho những xét nghiệm khác) và giúp giảm số trường hợp phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán xâm lấn có thực sự bù đắp được việc các thai phụ phải trả một khoản chi phí lớn hơn cho NIPT so với các phương pháp truyền thống?
Do đó, chiến lược sàng lọc tối ưu vẫn chưa thực sự rõ ràng. Khuyến cáo của drCohenOb.com về các biện pháp sàng lọc trước sinh đối với các nhóm thai phụ như sau:
1) Nếu thai phụ ít hơn 35 tuổi, khi mà nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down tương đối thấp: tiếp tục sử dụng Xét nghiệm sàng lọc kết hợp Quý I. Ở độ tuổi này, do tần số mắc phải Trisomy 21 và Trisomy 18 tương đối thấp hơn một số dạng bất thường nhiễm sắc thể khác nên các dạng bất thường này thường đáng lo ngại hơn. Hiện nay do chưa có dữ liệu nào chứng tỏ rằng NIPT đem lại hiệu quả về chi phí đối với nhóm nguy cơ thấp, chúng ta không có lý do gì để bỏ qua Xét nghiệm sàng lọc kết hợp Quý I.
2) Ở các thai phụ lớn hơn 35 tuổi hoặc những người có nguy cơ cao sinh con mắc hội chứng Down: thực hiện NIPT. Ở những bệnh nhân này, hội chứng Down là mối lo ngại lớn nhất, do đó cần thực hiện xét nghiệm chính xác nhất để phát hiện hội chứng này. NIPT giúp giảm tỉ lệ dương tính giả và giảm số trường hợp phải thực hiện xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn ở nhóm thai phụ nguy cơ cao, từ đó giúp giảm đáng kể tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử vong của thai nhi, và cũng có thể giúp giảm các chi phí nói chung.
3) Tất cả các thai phụ đều nên thực hiện siêu âm để đo độ mờ da gáy và đánh giá các chỉ số của thai nhi, đây là phương pháp chi phí thấp, an toàn và có khả năng phát hiện một số dị tật khác. 
Rất nhiều câu hỏi còn cần phải được giải đáp để có thể xây dựng một phương pháp sàng lọc bất thường số lượng NST trước sinh ở Quý I thực sự hợp lý. Hãy tiếp tục theo dõi để cập nhật các thông tin khoa học chính xác để có thể đưa ra những lựa chọn và quyết định phù hợp nhất. 
Nguồn: http://tuvanditruyen.vn

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Cách phòng một số dị tật thai nhi

Bác sĩ mách mẹ cách phòng một số dị tật thai nhi bẩm sinh như hở hàm ếch, down….

Dị tật bẩm sinh ở thai nhi là nỗi lo lắng của không ít bà bầu, để lại nỗi đau và hậu quả khá nặng nề. Bài viết này đề cập những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất mà mẹ bầu cần phải biết.


Hội chứng Down
Trẻ sinh ra mắc hội chứng Down để lại những hệ lụy nặng nề về sức khỏe. Là một hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể, hội chứng Down xảy ra khi tế bào của bé có 3 nhiễm sắc thể 21 thay vì thông thường là 2. Cứ 800 – 1.000 trẻ mới sinh thì có 1 bé bị bệnh này. Tuổi tác khi mang thai của người mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con bị Down sẽ càng tăng. Khoảng 85 – 90% thai bị Down chết từ giai đoạn phôi, những trẻ sinh và sống sót phần lớn mắc bệnh do bất thường ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, chỉ khoảng 5% di truyền.
Hội chứng Down thường được xác định nhờ xét nghiệm tầm soát thực hiện trong giai đoạn từ tuần 11-14 của thai kỳ. Nếu có vấn đề bất thường, mẹ bầu sẽ được thực hiện thêm một loạt các xét nghiệm khác nữa.
Trẻ mắc bệnh Down thường có đặc điểm như: lưỡi như bị thò ra, mắt lệch về phía góc trong, mặt có các nếp gấp. Phần gáy thẳng và hai tai không bình thường. Bé khá yếu ớt, hai bàn tay, bàn chân ngắn và bè. Lòng bàn tay, bàn chân có nếp gấp ngang. Thêm vào đó bé có thể bị tim bẩm sinh hoặc bị tâm thần. Tuy vậy, bệnh Down cũng được chia ra thành nhiều cấp độ và có nhiều trẻ mắc hội chứng Down vẫn bình thường gần như các bé khác.
image

Bà mẹ cần đi khám thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi.
Bệnh tim bẩm sinh (chứng thông liên thất)
Thông liên thất là trạng thái hay gặp nhất của chứng tim bẩm sinh, bệnh có thể gặp ở 2- 6 trẻ/1.000 ca sinh. Chứng thông liên thất ở bé có thể phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ hoặc thường khoảng 4 tuần sau sinh. Bé bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như da xanh, bé thở yếu hoặc thở khó, hay không thể thở được lúc đang bú… Với những bé có tim khỏe mạnh, hai tâm thất trái phải sẽ được ngăn cách bằng một lớp vách mỏng. Tuy nhiên, trái tim của những bé bị dị tật sẽ có một lỗ nhỏ giữa vách ngăn, tạo điều kiện “gặp gỡ” cho hai tâm thất. Thường trẻ mắc dị tật này không cần mổ do cái lỗ ấy sẽ bít lại một cách tự nhiên, chỉ can thiệp phẫu thuật trong các trường hợp: thông liên thất kích thước lớn, thông liên thất có tăng áp lực động mạch phổi trung bình, thông liên thất vùng phễu…
Dị tật ống thần kinh
Là một phần cấu trúc nhỏ tồn tại trong giai đoạn phôi thai, ống thần kinh là nền tảng cốt lõi để phát triển thành não và tủy sống. Vào ngày thứ 28, ống thần kinh sẽ đóng lại hoàn toàn để chuẩn bị cho bước phát triển mới của thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra bất thường khiến ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn, não và cột sống của thai nhi sẽ xảy ra những khiếm khuyết.
Nứt đốt sống là một dị tật ống thần kinh xảy ra do một vài đốt xương sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một “túi thần kinh” mềm sẫm màu mọc trên lưng dọc theo cột sống. Túi này được phủ một lớp màng mỏng nên có thể bị rò rỉ làm thoát dịch não tủy ra ngoài. Nứt đốt sống được chia thành hai dạng: nứt đốt sống dạng đóng là dạng nhẹ nhất, biểu hiện ở việc xuất hiện đám lông bất thường hoặc có tình trạng tụ mỡ dưới da, một vết lõm hoặc vết chàm phía trên da vùng đốt sống bị nứt; nứt đốt sống dạng mở bao gồm hai loại là thoát vị màng não và thoát vị màng não – tủy. Nứt đốt sống gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé như dễ bị nhiễm trùng, viêm màng não, co cơ, bị liệt, bàn chân bị khoèo, khó kiểm soát đại tiểu tiện, não úng thủy, tổn thương não (dẫn đến mù, chậm phát triển trí tuệ, động kinh hoặc bại não), dị ứng chất latex (nhựa cao su)… Trẻ sinh ra bị tật nứt đốt sống sẽ có nhiều cơ hội sống nếu được mổ sớm trong vòng 48 giờ sau sinh, kết hợp điều trị vật lý trị liệu, thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa…
Người mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, gia đình có tiền sử bị dị tật ống thần kinh, mẹ dùng một số loại thuốc khi mang thai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc trong những tháng đầu mang thai, mẹ bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước quá nóng… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống ở trẻ.
Tật sứt môi và hở hàm ếch
Dị tật sứt môi hở hàm ếch xảy ra do sự phát triển không đầy đủ của phần môi trên, vòm miệng hoặc cả hai và có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kỳ. Hầu hết các trường hợp không xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên đa phần dị tật này là sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường (như do mẹ sử dụng thuốc, mẹ bệnh, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai…). Nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao khi tiền sử gia đình có người mắc tật sứt môi, hở hàm ếch.
Dị tật hậu môn không lỗ
Hậu môn không lỗ là tình trạng hậu môn bị bít lại hoặc do một màng da mỏng bao lấy lỗ ra hoặc bởi vì ống nối giữa hậu môn và ruột già không phát triển. Dù là dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ 1/5.000 trẻ sơ sinh, nhưng hậu môn không lỗ vẫn là loại dị tật gây nhiều hoang mang cho các bậc phụ huynh nếu chẳng may bé sinh ra mắc phải tật này. Đến nay, khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của tật hậu môn không lỗ, nhưng tỷ lệ mẹ bị nhiễm virut, tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc dùng thuốc trong thai kỳ sinh con bị tật này khá cao. Khi phát hiện dị tật này, ngay lập tức phải được can thiệp bằng phẫu thuật vì để lâu có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
Lời khuyên của thầy thuốc
Trong thai kỳ, thai phụ hãy luôn ghi nhớ làm đầy đủ các xét nghiệm và khám thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi. Người mẹ cũng nên thực hiện nếp sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không dùng rượu bia, chất kích thích để giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi. Dinh dưỡng cho người mẹ cũng rất quan trọng, cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm. Hãy đảm bảo rằng thực phẩm cho thai phụ là thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu, phẩm màu công nghiệp. Thai phụ không tự ý dùng thuốc, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Đó là những biện pháp nên làm để giảm thiểu dị tật cho thai.
ThS. Lê Hưng

Sự phát triển của thai nhi

 Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ đầu đến cuối

Dưới đây là những hình ảnh của 41 tuần thai nhi trong bụng mẹ mà bạn có thể chiêm ngưỡng.

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều vô cùng kỳ diệu. Trước mắt bạn là hình ảnh tinh trùng đang tiến vào trứng. Tại đây, trứng sẽ gặp được tinh trùng và bắt đầu quá trình thụ tinh.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi
Tuần thứ 3: Em bé đang dần hình thành trong tử cung của bạn.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi1
Tuần thứ 4: Hiện tại, em bé là một phôi thai rất nhỏ.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi2
Tuần thứ 5: Các tế bào trong não bộ của bé bắt đầu hình thành và phát triển.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi3
Tuần thứ 6: Trái tim nhỏ bé có bé đang đập.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi4
Tuần thứ 7: Em bé bắt đầu hình thành các màng ngón tay, ngón chân.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi5
Tuần thứ 8: Em bé của bạn có thể uốn cong khuỷu tay và đầu gối.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi6
Tuần thứ 9: Mí mắt của bé xuất hiện.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi7
Tuần thứ 10: Em bé có thể nắm chặt tay rồi mở lòng bàn tay. Với nhiều bé đây là một trò chơi ưa thích.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi8
Tuần thứ 11: Em bé rất bận rộn với việc đá chân
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi9
Tuần thứ 12: Các khớp thần kinh được hình thành trong não bộ của bé.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi10
Tuần thứ 13: Bé của bạn xuất hiện các dấu vân tay
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi11
Tuần 14: Em bé có thể nhăn mặt hoặc nheo mắt
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi12
Tuần thứ 15: Thời điểm này bác sĩ có thể biết chính xác giới tính thai nhi.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi13
Tuần thứ 16: Trái tim của bé hoàn chỉnh hơn, đập nhanh hơn.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi14
Tuần 17: Xương của bé cứng cáp hơn, bé cần nhiều canxi hơn
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi15
Tuần 18: Tai của bé càng ngày càng rõ ràng hơn
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi16
Tuần 19: Bạn nói gì, âm thanh bên ngoài như thế nào, bé có thể nghe rõ mồn một.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi17
Tuần 20: Em bé biết nuốt
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi18
Tuần thứ 21: Lông mày của bé dần được hình thành
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi19
Tuần 22: Thời điểm này bé cần nhiều vitamin và khoáng chất để phát triển mạnh mẽ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi20
Tuần thứ 23: Em bé của bạn cảm nhận sự di chuyển của mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi21
Tuần thứ 24: Vị giác của bé đã bắt đầu hoạt động
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi22
Tuần 25: Tóc của bé bắt đầu mọc, có màu sắc
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi23
Tuần 26: Các chất béo được hình thành dưới da của bé
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi24
Tuần thứ 27: Bé có thể cảm nhận được cảm xúc của người mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi25
Tuần thứ 28: Bé có thể mở mắt, chớp mắt
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi26
Tuần thứ 29: Hàng tỷ tế bào thần kinh đang được phát triển trong não bộ của bé.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi27
Tuần thứ 30: Em bé có thể nhận biết được sự thay đổi ánh sáng qua bụng mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi28
Tuần 31: Em bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi29
Tuần thứ 32: Móng tay của bé bắt đầu xuất hiện
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi30
Tuần thứ 33: Em bé ngày càng lớn lên trong bụng mẹ, da dẻ bé căng ra, không còn nhăn nheo như ban đầu
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi31
Tuần thứ 34: Phổi của bé đang phát triển
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi32
Tuần 35: Các phát triển thể chất của bé dần được hoàn thiện để chờ ngày ra đời
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi33
Tuần 36: Bé tăng cân nhanh chóng mỗi ngày
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi34
Tuần thứ 37: Thời điểm này, bé có thể chào đời
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi35
Tuần 38: Bé đã sẵn sàng để nắm ngón tay của người mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi36
Tuần 39: Cân nặng của bé khi ra đời trung bình khoảng 2,9 – 3,4kg
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi37
Tuần 40: Đầu của bé chúi xuống sẵn sàng cùng mẹ trải qua cơn vượt cạn
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi38
Cuối cùng, sau 9 tháng 10 ngày mong đợi, sự phát triển của thai nhi kết thúc, cuối cùng thì bé yêu của bạn đã chào đời trong sự hồi hộp, vui sướng của bạn và gia đình.