Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu âm thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu âm thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Siêu âm thai: những điều cần biết


SIÊU ÂM THAI và những điều CẦN BIẾT

Trong sản khoa, siêu âm được dùng để quan sát một cách gián tiếp hình ảnh em bé khi còn nằm trong tử cung
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, siêu âm sẽ cho biết tim thai nhi có đập hay không và cho bạn biết được những chi tiết cơ bản của cơ thể thai nhi như đầu, thành bụng và các chi.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người , màn hình và trong nhà
- Siêu âm thai có an toàn không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng siêu âm không gây hại, không có một tác dụng phụ nào ảnh hưởng lên mẹ và bé.
- Siêu âm 3D, 4D là gì?
3D: Là kỹ thuật siêu âm mới có thể cho bạn biết được hình dáng của em bé trong không gian 3 chiều, giúp tầm soát được các dị tật của thai nhi.
4D Là hình ảnh động của em bé trong bụng mẹ. phương pháp này nên được thực hiện bởi bác sỹ đã được đào tạo về siêu âm 4D để có thể cho ra kết quả chính xác nhất về em bé.
- Siêu âm thai để làm gì?
Tuỳ theo tuần tuổi thai của bạn mà siêu âm thai có thể:
+ Cho biết tim thai nhi có đập hay không;
+ Cho biết bạn có sinh đôi, sinh ba hay không;
+ Phát hiện thai ngoài tử cung (phôi làm tổ ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường thấy nhất là ở ống dẫn trứng);
+ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến xuất huyết âm đạo (nếu có);
+ Tính chính xác ngày dự sanh của bạn (chỉ đúng nếu bạn siêu âm trong ba tháng đầu của thai kỳ);
+ Tính nguy cơ bé có thể mắc hội chứng Down bằng cách đo độ mờ da gáy của bé từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày vào thời điểm mang thai;
+ Tìm nguyên nhân tại sao kết quả xét nghiệm máu của bạn lại có vấn đề (nếu có);
+ Hỗ trợ các xét nghiệm sàng lọc khác, như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau, bằng cách thể hiện vị trí của bé và bánh nhau;
+ Kiểm tra thai nhi có đầy đủ các bộ phận hay không;
+Chẩn đoán các dị tật thai nhi như tật nứt đốt sống;
+ Cho biết lượng nước ối và vị trí của bánh nhau;
+ Đo lường sự phát triển của thai thông qua vài lần siêu âm.
+ Siêu âm thai cũng có thể cho bạn biết được giới tính của thai nhi, tuy nhiên, điều này hơi khó nếu thai nhi nằm với một tư thế bất thường.
Ở Việt Nam, siêu âm xác định giới tính thai nhi là một hoạt động vi phạm pháp luật!
Chúc các mẹ bầu sức khỏe và mẹ tròn con vuông 

Nguồn: KIẾN THỨC Y KHOA

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

HC dải sợi ối



Hội chứng dải sợi ối


Hội chứng dải sợi ối (HCDSO) xảy ra khi thai nhi bị quấn vào những dải sợi ối trong tử cung, làm hạn chế lưu lượng máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Nếu dải sợi ối quấn chặt quanh chân tay có thể làm chân tay bị cắt cụt hoàn toàn. Nếu dải sợi ối ngang qua khuôn mặt của em bé, nó có thể gây hở hàm ếch. Có một số lượng lớn các trường hợp em bé được sinh ra với chân khoèo. HCDSO cũng là nguyên nhân của sẩy thai rất nhiều trường hợp, chẳng hạn như khi quấn quanh dây rốn. HCDSO xảy ra ngẫu nhiên nó không phải là di truyền cũng không phải là nó gây ra bởi bất cứ điều gì một thai phụ đã làm hoặc đã không làm trong suốt thời gian mang thai. Nó được biết, nếu một người đã có một đứa con với HCDSO thì đều đó cũng sẽ không ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.
Một số hình ảnh siêu âm hội chứng dải sợi ối phát hiện trể trên bệnh nhân đang chuyển dạ sinh. Sau sinh có ghi nhận tồn tại dải sợi ối nhưng may mắn bé không bị biến chứng nào.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Siêu âm thai kì

Siêu âm thai kì


Đa số bà bầu sẽ được siêu âm thai ít nhất 1 lần, trong giai đoạn mới phát hiện có thai hay lúc thai khoảng 20 tuần. Do đó, siêu âm thai là từ rất quen thuộc với các bà bầu. Siêu âm trong thai kì là một trong những dụng cụ hỗ trợ tầm soát những gì đang xảy ra với bà bầu cũng nhưsự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Siêu âm thai trong tam cá nguyệt thứ nhất thường dùng để xác định có thai cũng như ngày dự sinh và xem thai có gì bất thường không. Thường nhất là siêu âm lúc 18-20 tuần. Nếu bà bầu có gì lo lắng cho thai nhi thì sẽ làm thêm siêu âm trong tam cá nguyệt cuối để đánh giá sự phát triển của bé. Đánh giá tình trạng của bé bao gồm kích cỡ, cân nặng, sự phát triển, thể tích ối.
Thỉnh thoảng, kết quả siêu âm ở tam cá nguyệt cuối sẽ giúp khuyến cáo là bé nên được chăm sóc ở phòng chăm sóc bé sơ sinh đặc biệt hơn là tiếp tục ở trong tử cung mẹ, hoặc là khuyến cáo bé có thể sinh non chứ không có gì nguy hại nếu tiếp tục thai kì.

Siêu âm thai kì là gì?

Máy siêu âm sẽ gửi sóng cao tần đi qua tử cung mẹ. Những sóng này cao hơn những gì tai người có thể nghe được do đó siêu âm thai là quá trình cần sự yên tĩnh. Sóng siêu âm được truyền từ đầu dò của máy siêu âm. Sóng siêu âm khi gặp thai nhi sẽ tạo ra những sóng dội ngược lại và tạo ra hình ảnh bé trên màn hình. Bạn hãy yên tâm là  siêu âm không gây đau hay gây hại cho cả bà bầu lẫn thai nhi. Những hình ảnh siêu âm phản ánh hình ảnh mới nhất của thai nhi. Không hề có khoảng chờ từ lúc siêu âm đến lúc thấy được hình ảnh của bé. Bạn có thể thấy bé di chuyển hay đạp tay chân. Hình ảnh rất động.
Khi đi siêu âm, bác sĩ sẽ thoa lên bụng bạn lớp gel ấm. Lớp gel này giúp giảm sự ngăn cách giữa da và đầu dò siêu âm, sóng siêu âm sẽ truyền tốt hơn.
Các mô cứng như xương sẽ cho hình màu trắng mà mô mềm thì màu xám. Dịch ối sẽ có màu đen vì sóng siêu âm đi qua dịch ối mà không tạo ra sóng phản âm ngược lại. Các tín hiệu sẽ được dịch lại và cho ra hình ảnh thông tin ta cần.

Bạn sẽ thấy được gì?

Bạn sẽ có thể thấy được bé, hình dạng bé và cả các cơ quan nội tạng của bé nữa, như là não, tim, phổi, thận, gan và dạ dày; ngoài ra còn có cột sống, tứ chi, cơ quan sinh dục và sự di chuyển của bé. Bác sĩ có thể sẽ in một tấm ảnh cho bạn đem về nhà nhưng bạn đừng mong đợi nó sẽ đẹp hay chi tiết như hình chụp nhé. Bạn cũng đừng mong đợi sẽ có cả một DVD quay hình ảnh bé. Các phòng khám hiện nay ít quay lại DVD vì sợ đây sẽ là bằng chứng nhỡ như có biến chứng nào của bé mà họ không phát hiện được. Nếu bạn muốn xin hình nào của bé thì cứ báo với bác sĩ siêu âm.Mang Thai -67-sieu Am Thai Ki -02(500x 500)

Liệu siêu âm thai có gây đau cho bà bầu hay thai nhi?

Siêu âm được làm thường quy ở khắp mọi nơi từ mấy chục năm trước. Có nhiều nghiên cứu cho thấy có thể có nguy cơ gây hại cho bà bầu và bé. Tuy nhiên, đến hiện này thì chưa hề có bằng chứng xác thực nào về mối nguy hại của siêu âm cả. Siêu âm là phương pháp không xâm lấn vào cơ thể. Siêu âm cũng không phải quá trình phẫu thuật vì không có mổ xẻ gì qua da cả. Siêu âm cũng không dùng tia như chụp X-ray nên nó hầu như là an toàn với thai kì.
Hiện nay, siêu âm được phát triển và quản lý tốt, đội ngũ nhân viên huấn luyện chuyên nghiệp. Siêu âm trở nên quá thông dụng đến nỗi nếu nó có gây nguy hại nào thì sẽ ngay lập tức được nghiên cứu ngay.

Tại sao bạn cần siêu âm trong thai kì?

Có nhiều nguyên nhân để siêu âm trong thai kì nhưng thông dụng nhất là:
  • Xác định có thai.
  • Xác định tuổi thai.
  • Kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của thai.
  • Xác định số thai trong tử cung.
  • Xác định vị trí của nhau thai.
  • Đánh giá nguy cơ hội chứng Down (tuần 11-13).
  • Đánh giá các nguy cơ khác như tật khuyết thần kinh chẳng hạn.
  • Xác định giới tính (tuần 20).
  • Xác định biến chứng thai kì trong trường hợp có chảy máu âm đạo, bà bầu đau bụng hay thai giảm máy.
  • Phát hiện thai ngoài tử cung thường gặp là thai phát triển trong vòi trứng.
  • Hướng dẫn để chọc nước ối làm xét nghiệm. Nhằm đảm bảo kim không đâm trúng thai nhi.
  • Kiểm tra u xơ tử cung hay u buồng trứng.

Bạn có thể siêu âm ở đâu?

Đa số các phòng khám thai hay phòng xét nghiệm đều có dịch vụ siêu âm.
Quá trình siêu âm thường khoảng 30 phút. Nếu bạn hẹn trước cho siêu âm đầu dò âm đạo và sau đó cần làm thêm siêu bụng thì có thể kéo dài 1 tiếng. Bạn không nên nóng vội vì đây là lúc bạn được nhìn thấy bé mà.

Khi nào thì bạn nhận được kết quả siêu âm?

Bạn sẽ thấy được hình ảnh thai nhi cùng lúc với khi bác sĩ làm siêu âm cho bạn. Bạn sẽ thấy được nhiều mặt cắt khác nhau cho hình ảnh của bé. Nhiều phòng khám còn lắp hẳn màn hình riêng và lớn cho các bà bầu xem cho dễ.
Nếu có gì không rõ ràng trong lúc siêu âm, bác sĩ siêu âm có thể nhờ thêm bác sĩ khác xem kết quả và cho ý kiến. Và như vậy thì bạn sẽ phải chờ đợi kết quả lâu hơn. Việc này có thể khiến bạn lo lắng. Nhưng đôi khi để xác định là bình thường thì cần chắc chắn nhiều yếu tố.
Kết quả sau đó có thể được gửi thẳng đến bác sĩ sản khoa của bạn theo yêu cầu. Và bác sĩ sẽ là người thông báo kết quả siêu âm cho bạn. Dĩ nhiên, bác sĩ sẽ giải thích nếu có biến chứng nào phát hiện qua siêu âm.

Ai sẽ làm siêu âm cho bạn?

Siêu âm thường do các kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh chuyên về siêu âm làm. Họ được huấn luyện về cách siêu âm, nguy cơ và cả cách đọc kết quả. Nếu có gì không rõ, kết quả sẽ được bác sĩ chuyên về chẩn đoán hình ảnh kiểm tra lại.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm?

Trong trường hợp siêu âm ở tam cá nguyệt đầu tiên, bạn sẽ cần uống nước và giữ bàng quang căng đầy. Phòng siêu âm nơi bạn chọn sẽ hướng dẫn bạn kỹ hơn, như là uống 750ml-1 lít nước trong 1 tiếng trước khi siêu âm và cố gắng không đi tiểu cho tới khi siêu âm xong. Bàng quang đầy sẽ giúp đẩy tử cung lên cao gần xương mu hơn và sẽ dễ quan sát hơn.
Trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc khi siêu âm tầm soát, bà bầu nên uống khoảng 2 ly nước trong vòng 1 tiếng trước khi siêu âm. Cũng có trường hợp cần uống thuốc trước khi siêu âm, nếu có thì bác sĩ sẽ kê toa và hướng dẫn bạn trước.
Mặc dù siêu âm không gây đau nhưng vẫn có thể làm bạn khó chịu vì tức bàng quang chẳng hạn. Lúc người làm siêu âm ấn đầu dò trên bụng bạn, bạn cũng có thể rất khó chịu dù thời gian ngắn thôi. Trường hợp bạn chịu không nổi thì nên thông báo với người làm siêu âm  và bạn có thể tiểu bớt cho dễ chịu, cũng như người làm siêu âm sẽ xoay chuyển đầu dò sao cho bạn thoải mái hơn.
Bạn có thể bị yêu cầu nín thở trong thời gian rất ngắn khi siêu âm để có được hình ảnh rõ nét hơn chẳng hạn. Quá trình hít thở có thể ảnh hưởng độ sắc nét của hình siêu âm.

Liệu bạn có thể biết giới tính của thai?

Dĩ nhiên bạn có thể biết. Tuy nhiên trong trường hợp bé nằm tư thế gây khó quan sát thì người siêu âm cũng khó xác định. Thông thường lúc 20 tuần tuổi là lúc dễ xác định giới tính của thai nhi. Bạn cũng có thể giữ sự hào hứng cho đến khi sinh bằng cách chọn lựa không biết trước giới tính bé, khi đó bạn nên nói trước với người làm siêu âm cho bạn.
Bạn nên nhớ mục đích của siêu âm không phải chỉ để biết giới tính của bé. Quan trọng là theo dõi sự phát triển của bé trong tử cung và tầm soát biến chứng nếu có.Mang Thai -67-sieu Am Thai Ki -03(500x 500)

Siêu âm qua ngả âm đạo là gì?

Đây là cách siêu âm đưa trực tiếp đầu dò vào âm đạo để lấy hình ảnh trong tử cung. Nếu bạn phát hiện có thai ở giai đoạn rất sớm thì siêu âm qua bụng có thể chưa thấy được gì mà cần phải siêu âm qua ngả âm đạo.
Siêu âm qua ngả âm đạo không gây hại cho bà bầu lẫn thai nhi. Thời điểm cần siêu âm qua ngả âm đạo thường là 7 tuần, có khi đến tận 12 tuần vẫn cần.

Lưu ý

Siêu âm trong thai kì không cần thiết 100%. Và cũng không có nghĩa siêu âm phát hiện hết 100% các biến chứng. Kết quả siêu âm có thể sai tuỳ thuộc vào người siêu âm, máy móc. Sự thật là siêu âm không chính xác 100%. 

Hình ảnh siêu âm 3 tháng dầu

Hình ảnh bình thường trên siêu âm thai 3 tháng đầu


Dấu hiệu túi thai kép ( Double Decidual sacs sign ) 
- Là hai đường viền tăng âm do niêm mạc tử cung tăng sinh dưới tác dụng của nội tiết tố thai kì
+ Đường viền ngoài là màng rụng thành    ( decidua parietalis  )
+Đường viền trong alf lớp màng rụng bao ( decidua capsularis)
Ứng dụng để phân biệt hình ảnh túi thai với dịch, máu hay các bất thường khác trong lòng tử cung
Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu

1 Thai 4 tuần 3 ngày

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Túi thai :
- Thấy được ở tuổi thai 4-4,5 tuần (tính theo ngày đầu kì kinh cuối ) qua siêu âm đầu dò âm đạo
- Vòng tròn trống âm, có viền tăng âm nằm trong màng rụng của nội mạc tử cung
- Nằm lệch một bên so với đường giữa tử cung

2. Thai 5 tuần

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu

Túi noãn hoàng thấy được từ tuổi thai 5 - 5,5 tuần , tròn, trống âm, bờ mỏng
Mỗi khoang ối chỉ có 1 túi noãn hoàng , nên số lượng túi noãn hoàng được dùng để tính số túi ối trong trường hợp đa thai giai đoạn sớm
Khoang ối phát triển, túi noãn hoàng sẽ ép sát vào thành khoang đệm ở tuổi thai 11 tuần

3. Thai 6 tuần

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Phôi thai thấy được ở tuổi thai 6-6,5 tuần


4. Thai 7 tuần

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Embryo :Phôi thai, Yolk sac : Túi noãn hoàng


5. Thai 8 tuần
Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Thai 8 tuần và hoạt động rõ ràng của tim thai
Tim thai :
- Trên thực tế : tim thai (+) khi CRL= 5mm.
( tương ứng thai 6-6.5w đường kính túi ối MSD: 13-18mm)
- Thai < 6w: tim thai chậm : 100-115 l/ph.
- Thai > 8w: 144-159l/ph

6. Thai 9 tuần

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Thai 9 tuần
Siêu âm đường bụng, âm đạo : ( 9-11 tuần )
- Chiều dài đầu mông
- Nhịp tim thai nhanh
- Mầm chi
- Cử động thai: thân và chi
- Não thất phát triển
- Ruột vào trong ổ bụng
- Kích thước túi ối > đầu mông >5mm
- Độ chính xác cao trong tính tuổi thai, cách đo chiều dài đầu mông.


7. Thai 10 tuần

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Thai 10 tuần


8. Thai 11 tuần - 12 tuần

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu

9. Thai 12 - 14 tuần:

Cơ thể thai 12 tuần

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Cơ thể thai 12 tuần -Thấy được một số tạng của thai nhi

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Cơ thể thai 12 tuần - thấy tay thai nhi

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Cơ thể thai 12 tuần - thấy chân thai nhi

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Cơ thể thai 12 tuần thấy hộp sọ thai nhi 
Cơ thể thai 12 tuần thấy được :

- Hình thành xương sọ thai nhi
- Thấy được nội tạng thai nhi
- Đủ tứ chi, cân đối
- Tuổi thai
- Có thế phát hiện sớm di tật thai nhi
- Không còn màng đệm

10. Song thai:

Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu


11.So sánh hình ảnh thai 7 tuần và thai 10 tuần


Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
So sánh thai 7 tuần và thai 10 tuần

12. Tương quan nồng độ HCG máu đo được thay đổi theo thời gian:

 Phụ nữ không có thai < 5.0 mUI/ml
Thai 3 tuần : 5 -50
Thai 4 tuần : 5-426
Thai 5 tuần 18 -7320
...
Hình ảnh bình thường siêu âm thai 3 tháng đầu
Thay đổi nồng độ HCG trong thời kì có thai

Siêu âm trong chẩn đoán tiền sản

VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN
BS Phạm Thủy Linh  &   BS Võ Hồng Ngọc
I.        Giới thiệu:
Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, siêu âm ngày nay đã gắn chặt vào chăm sóc tiền sản của người mẹ ở hầu hết mọi nơi. Tuy nhiên, hình ảnh siêu âm phải được lý giải cùng với lâm sàng, và không được dùng để thay thế các thăm khám thường quy. Cũng giống như mọi thăm khám khác, siêu âm cần có chỉ định rõ ràng và không được sử dụng như phương tiên để “thăm chừng em bé”.
II.        Tam cá nguyệt đầu:
-          Siêu âm đóng vai trò quan trọng, là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chính xác tuổi thai, chẩn đoán đa thai.
-          Mục đích trả lời 5 câu hỏi chính:
·         Vị trí thai ( trong hay ngoài tử cung )
·         Tính sinh tồn của thai
·         Tuổi thai
·         Số lượng phôi
·         Đánh giá cấu trúc tử cung và các phần phụ ( u xơ tử cung, u nang buồng trứng..)
-          Các bất thường có thể chẩn đoán:
1.       Trứng trống: chỉ có túi thai mà không có phôi thai do thai không phát triển ngay từ sớm hoặc có phát triển nhưng đã chết và tự phân hủy.
·         Túi thai ≥ 10mm khi siêu âm qua âm đạo  hoặc > 20mm qua siêu âm bụng mà không thấy túi noãn hoàng.
·         Túi thai ≥ 18mm khi siêu âm qua âm đạo  hoặc > 25mm qua siêu âm bụng mà không thấy phôi thai.
·         Hiện nay, người ta dùng “thai không phát triển” thay vì “trứng trống”.
2.       Dọa sẩy thai hoặc sẩy thai:
Dọa sẩy thai: hình ảnh bóc tách túi thai
Sẩy thai hoàn toàn: siêu âm lòng tử cung trống
Sẩy thai không trọn: Siêu âm lòng tử cung có dạng echo hỗn hợp.
3.       Đa thai:
4.       Bất thường đầu:
·         Thai vô sọ (anecephaly): Không có vòm sọ, cấu trúc bán cầu đại não bị tiêu hủy, không thấy phía trên hốc mắt. Chẩn đoán khi thai ≥ 12 tuần.
·         Lồi não (Exencephaly): không có vòm sọ, não thai nhi nằm tự do trong buồng ối. 85% xảy ra ở đưởng giữa. Bất thường nhiễm sắc thể 13 – 44%.
·         Thoát vị não (encephalecele): sự khiếm khuyết của hộp sọ, khu trú ở chỗ xương không khép kín, với các u bọc thoát vị chứa dịch ( thoát vị màng não) hoặc chứa não ( thoát vị não). Vị trí thay đổi thường gặp ở phía sau vùng chẩm, hiếm ở phần đỉnh.
5.       Bất thường vùng cổ:
-          Độ mờ da gáy (ĐMDG): ĐMDG dày là dấu hiệu quan trọng để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể. ĐMDG ≥ 3mm nguy cơ Trisomy 30%, thường gặp là Trisomy 13, 18, 21.
-          Bướu thanh dich vùng cổ (cystic hygroma):
·         Chậm phát triển của chỗ tiếp giáp bạch mạch vùng cổ
·         Ứ dịch bạch mạch vùng cổ 1 hoặc 2 bên, có vách hay không?
·         Nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể cao ( 50% rối loạn nhiễm sắc thể, trong đó 90% hội chứng Tuner 46XO) 
  
III.      Tam cá nguyệt giữa:
-          Đây là thời điểm khảo sát hình thái học tốt nhất, thường thực hiện lúc thai 20 -24 tuần, phát hiện được hầu hết các bất thường về hình thái học.
-          Mục tiêu:
·         Tầm soát các dị tật
·         Tầm soát các rối loạn nhiễm sắc thể
·         Tầm soát các trường hợp suy dinh dưỡng bào thai
·         Tầm soát các thai kì nguy cơ cao
-          Các dị tật thường gặp:
1.       NÃO ÚNG THỦY / DÃN NÃO THẤT:Cần chẩn đoán trước sanh vì:
-          25% não úng thủy kèm bất thường nhiễm sắc thể
-          80% não úng thủy kèm dị tật khác.
-          Nguyên nhân: hẹp khe Sylvius chiếm tỉ lệ cao nhất.
2.       HOLOPROSENCEPHALY ( não thất duy nhất):
-          Bất thường do không có sự phân chia hoặc phân chia không hoàn toàn của bán cầu đại não và thường kèm với bất thường mặt.
-          Gồm 3 thể: Alobar ( nặng nhất), semilobar (não nhỏ), lobar (nhẹ nhất)
-          Đặc điểm : không có đường giữa, không thể chai, một hệ thống não thất duy nhất, đồi thị biến dạng, Bất thường mặt: hai mắt gần nhau, một mắt, một lỗ mũi, chồi mặt, chẻ mặt.
-          50% kèm bất thường nhiễm sắc thể (trisomy 13, 18)
3.       HỘI CHỨNG DANDY WALKER:
-          Tiêu chuẩn chẩn đoán: khoang dịch hố sau lớn, bất sản thùy nhộng, hai bán cầu tiểu não giảm sản và bị di lệch, dãn não thất tư, thường kèm não úng thủy
4.       MICROGNATHIA ( TẬT CẰM NHỎ):
-          Tử vong do hô hấp bị cản trở và các bất thường đi kèm
-          Bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể: thường gặp trisomy 18 ( 53-70% Trisomie 18 có tật cằm nhỏ), cũng có thể gặp Trisomie 13 và các tam bội.
-          Các rối loạn hay đi kèm là Hội chứng đa ngón ngắn sườn, bất sản sụn.
5.       CHẺ MẶT:
-          Là dị tật hay gặp nhất
-          Có 5 loại: sức môi một bên, sức môi và chẻ vòm một bên, sức môi và chẻ vòm hai bên, chẻ vòm đơn thuần, sức môi và chẻ vòm do hội chứng dải sợi ối.
6.       CHẺ ĐÔI ĐỐT SỐNG:
-          Vô sọ và chẻ đốt sống là những khiếm khuyết hay gặp nhất của hệ thần kinh với tần suất 1/1000 trẻ sinh sống.
-          Thường là dị tật đơn lẻ, cũng có thể là biểu hiện của Trisomie 13 và 18. Tiểu đường, béo phì, các thuốc chống động kinh, carbamazepine, phenytoin và thiếu hụt acid folic là những yếu tố nguy cơ bệnh.
7.       HAI MẮT XA NHAU:
-          Hai hốc mắt quá cách xa, có thể kèm theo:  thoát vị não trước, khối đường giữa mặt, bất thường nhiễm sắc thể….
8.       HAI MẮT GẦN NHAU:
-          Hai mắt quá gần nhau, thường kèm Holoprosencephaly, Probocis (mũi giống cái vòi) phía trên hốc mắt, chẻ vòm, đầu nhỏ, Trisomie 18, mất đoạn nhiễm sắc thể, Meckel-Gruber syndrome
  
9.       THOÁT VỊ RỐN:
-          Thoát vị các tạng ổ bụng qua chân rốn
-          Xuất độ 1/4000, thường kèm với bất thường nhiễm sắc thể
10.   HỘI CHỨNG BECKWITH-WIEDEMANN:
-          Bao gồm: thoát vị rốn, lưỡi to, nội tạng to
11.   TEO TÁ TRÀNG:
-          Thấy bóng đôi khi thai 24 – 28 tuần, có dị dạng ở tam bội 21, thường kèm đa ối.
12.   BẤT SẢN THẬN:
-          Tần suất bất sản thận 1 bên 1/1000 trẻ sanh sống và 2 bên 1/4000.
-          Thường là dị tật mới xuất hiện, nhưng ghi nhận 1 số trường hợp có tính di truyền.
-          Bất sản thận 2 bên (hội chứng Potter): thiểu ối nặng, tai đóng thấp, cằm nhỏ, co cứng chi, chân khoèo và thiểu sản phổi.
-          Bất sản thận 1 bên có tiên lượng tốt hơn, thận cón lại phì đại bù trừ.
-          Bất sản thận 2 bên thường kèm thiểu ối nặng, nhưng thai < 17 tuần lượng ối có thể bình thường.
-          Chẩn đoán: không thấy thận và bàng quang.
13.   BỆNH THẬN ĐA NANG Ở TRẺ NHŨ NHI:
-          Bệnh di truyền, nguy cơ tái phát 25 %
-          Thường 2 bên
-          Hai thận to, tăng âm
-          Tùy thuộc vào thời điểm khởi bệnh, thiểu ối nặng
-          Thai chết
14.   BỆNH THẬN LOẠN SẢN ĐA NANG:
-          Nguyên nhân: không phát triển được nguyên bào trung thận hay bị tắc nghẽn sớm
-          Dị tật phối hợp: bất thường NST/ dị tật cấu trúc
-          80% xảy ra 1 bên
 
15.   DÃN BỂ THẬN/ THẬN Ứ NƯỚC:
-          Dãn 1 hoặc 2 bên
-          Có thể xảy ra thoáng qua
-          Chỉ  20% thai nhi cho thấy có dị tật kèm theo lúc sanh ra
-          Chia làm 5 độ: grade 1 à grade 4
16.   LOẠN SẢN THANATOPHORIC:
-          Tật lùn không khả năng sinh tồn thường nhất
-          Đơn lẻ, không di truyền
-          Cha mẹ có hình dáng bình thường
-          Siêu âm: sọ hình bài chuồn, đầu to , lồng ngực nhỏ

  
17.   BẤT SẢN SỤN:
-          tật lùn không khả năng sinh tồn đứng thứ nhì
-          Di truyền nhiễm sắc thể thường thể lặn
-          Siêu âm: đầu to, tật lùn nặng, sọ và cột sống cốt hóa kém
18.   TẠO XƯƠNG BẤT TOÀN:
  
19.   U QUÁI (TERATOMAS):
20.   THOÁT VỊ HOÀNH:
-          Thoát các tạng trong ổ bụng vào khoang ngực qua chỗ khuyết ở cơ hoành
-          1/2000 ca sanh, bên trái thường gặp nhất.
IV.      Tam cá nguyệt cuối:
·         Khảo sát ngôi thai, chỉ số ối
·         Đánh giá vị trí, độ trưởng thành cũng như những bất thường bánh nhau
·         Ước lượng cân nặng thai qua các chỉ số đo
·         Khảo sát lưu lượng máu qua các động mạch rốn, động mạch não giữa/ thai nghi ngờ chậm phát 6triển
·         Hạn chế trong khảo sát hình thái học thai nhi.
V.    Kết luận:
-          Siêu âm 3 tháng đầu đóng vai trò quan trọng. Để phát hiện các dị tật bẩm sinh nặng, siêu âm lúc thai 11-12 tuần cần phải được chú ý khảo sát hình thể. Nếu phát hiện bất thường, cần xem xét làm các xét nghiệm khác ( sinh hóa, CVS) để chẩn đoán sớm dị tật.
-          Siêu âm 3 tháng giữa là thời điểm tốt nhất để khảo sát hình thái học. Trong giai đoạn này, siêu âm đã phát hiện được hầu hết các dị tật thai nhi thường gặp.
-          Siêu âm 3 tháng cuối có vai trò đánh giá sự phát triển thai nhi, hạn chế trong khảo sát hình thái học. Tuy nhiên cần phải kết hợp với khám lâm sàng mới đánh giá được thai kém phát triển hay không?
-          Với mỗi giai đoạn của thai kỳ, siêu âm đóng vai trò khác nhau trong chẩn đoán tiền sản. Cần chú ý rằng siêu âm là phương tiên tốt để chăm sóc tiền sản, chứ không thay thế được khám lâm sàng thường quy.
VI.      Tài liệu tham khảo:
1.       Module 5 High Risk Pregnancy ( H. Michael Runge)
2.       Level II Obstetric Ultrasound Training ( Project Vietnam Foundation)
3.       Siêu âm Sản Phụ Khoa ( Bệnh viện Từ Dũ 2008)
4.       Siêu âm Sản Khoa Thực Hành ( Bệnh viện Hùng Vương 2008)