SIÊU ÂM THAI và những điều CẦN BIẾT
Trong sản khoa, siêu âm được dùng để quan sát một cách gián tiếp hình ảnh em bé khi còn nằm trong tử cung
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, siêu âm sẽ cho biết tim thai nhi có đập hay không và cho bạn biết được những chi tiết cơ bản của cơ thể thai nhi như đầu, thành bụng và các chi.
- Siêu âm thai có an toàn không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng siêu âm không gây hại, không có một tác dụng phụ nào ảnh hưởng lên mẹ và bé.
- Siêu âm 3D, 4D là gì?
3D: Là kỹ thuật siêu âm mới có thể cho bạn biết được hình dáng của em bé trong không gian 3 chiều, giúp tầm soát được các dị tật của thai nhi.
4D Là hình ảnh động của em bé trong bụng mẹ. phương pháp này nên được thực hiện bởi bác sỹ đã được đào tạo về siêu âm 4D để có thể cho ra kết quả chính xác nhất về em bé.
- Siêu âm thai để làm gì?
Tuỳ theo tuần tuổi thai của bạn mà siêu âm thai có thể:
+ Cho biết tim thai nhi có đập hay không;
+ Cho biết bạn có sinh đôi, sinh ba hay không;
+ Phát hiện thai ngoài tử cung (phôi làm tổ ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường thấy nhất là ở ống dẫn trứng);
+ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến xuất huyết âm đạo (nếu có);
+ Tính chính xác ngày dự sanh của bạn (chỉ đúng nếu bạn siêu âm trong ba tháng đầu của thai kỳ);
+ Tính nguy cơ bé có thể mắc hội chứng Down bằng cách đo độ mờ da gáy của bé từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày vào thời điểm mang thai;
+ Tìm nguyên nhân tại sao kết quả xét nghiệm máu của bạn lại có vấn đề (nếu có);
+ Hỗ trợ các xét nghiệm sàng lọc khác, như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau, bằng cách thể hiện vị trí của bé và bánh nhau;
+ Kiểm tra thai nhi có đầy đủ các bộ phận hay không;
+Chẩn đoán các dị tật thai nhi như tật nứt đốt sống;
+ Cho biết lượng nước ối và vị trí của bánh nhau;
+ Đo lường sự phát triển của thai thông qua vài lần siêu âm.
+ Siêu âm thai cũng có thể cho bạn biết được giới tính của thai nhi, tuy nhiên, điều này hơi khó nếu thai nhi nằm với một tư thế bất thường.
+ Cho biết bạn có sinh đôi, sinh ba hay không;
+ Phát hiện thai ngoài tử cung (phôi làm tổ ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường thấy nhất là ở ống dẫn trứng);
+ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến xuất huyết âm đạo (nếu có);
+ Tính chính xác ngày dự sanh của bạn (chỉ đúng nếu bạn siêu âm trong ba tháng đầu của thai kỳ);
+ Tính nguy cơ bé có thể mắc hội chứng Down bằng cách đo độ mờ da gáy của bé từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày vào thời điểm mang thai;
+ Tìm nguyên nhân tại sao kết quả xét nghiệm máu của bạn lại có vấn đề (nếu có);
+ Hỗ trợ các xét nghiệm sàng lọc khác, như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau, bằng cách thể hiện vị trí của bé và bánh nhau;
+ Kiểm tra thai nhi có đầy đủ các bộ phận hay không;
+Chẩn đoán các dị tật thai nhi như tật nứt đốt sống;
+ Cho biết lượng nước ối và vị trí của bánh nhau;
+ Đo lường sự phát triển của thai thông qua vài lần siêu âm.
+ Siêu âm thai cũng có thể cho bạn biết được giới tính của thai nhi, tuy nhiên, điều này hơi khó nếu thai nhi nằm với một tư thế bất thường.
Ở Việt Nam, siêu âm xác định giới tính thai nhi là một hoạt động vi phạm pháp luật!
Chúc các mẹ bầu sức khỏe và mẹ tròn con vuông
Nguồn: KIẾN THỨC Y KHOA