Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Sự phát triển của thai nhi

 Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ đầu đến cuối

Dưới đây là những hình ảnh của 41 tuần thai nhi trong bụng mẹ mà bạn có thể chiêm ngưỡng.

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều vô cùng kỳ diệu. Trước mắt bạn là hình ảnh tinh trùng đang tiến vào trứng. Tại đây, trứng sẽ gặp được tinh trùng và bắt đầu quá trình thụ tinh.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi
Tuần thứ 3: Em bé đang dần hình thành trong tử cung của bạn.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi1
Tuần thứ 4: Hiện tại, em bé là một phôi thai rất nhỏ.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi2
Tuần thứ 5: Các tế bào trong não bộ của bé bắt đầu hình thành và phát triển.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi3
Tuần thứ 6: Trái tim nhỏ bé có bé đang đập.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi4
Tuần thứ 7: Em bé bắt đầu hình thành các màng ngón tay, ngón chân.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi5
Tuần thứ 8: Em bé của bạn có thể uốn cong khuỷu tay và đầu gối.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi6
Tuần thứ 9: Mí mắt của bé xuất hiện.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi7
Tuần thứ 10: Em bé có thể nắm chặt tay rồi mở lòng bàn tay. Với nhiều bé đây là một trò chơi ưa thích.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi8
Tuần thứ 11: Em bé rất bận rộn với việc đá chân
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi9
Tuần thứ 12: Các khớp thần kinh được hình thành trong não bộ của bé.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi10
Tuần thứ 13: Bé của bạn xuất hiện các dấu vân tay
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi11
Tuần 14: Em bé có thể nhăn mặt hoặc nheo mắt
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi12
Tuần thứ 15: Thời điểm này bác sĩ có thể biết chính xác giới tính thai nhi.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi13
Tuần thứ 16: Trái tim của bé hoàn chỉnh hơn, đập nhanh hơn.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi14
Tuần 17: Xương của bé cứng cáp hơn, bé cần nhiều canxi hơn
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi15
Tuần 18: Tai của bé càng ngày càng rõ ràng hơn
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi16
Tuần 19: Bạn nói gì, âm thanh bên ngoài như thế nào, bé có thể nghe rõ mồn một.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi17
Tuần 20: Em bé biết nuốt
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi18
Tuần thứ 21: Lông mày của bé dần được hình thành
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi19
Tuần 22: Thời điểm này bé cần nhiều vitamin và khoáng chất để phát triển mạnh mẽ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi20
Tuần thứ 23: Em bé của bạn cảm nhận sự di chuyển của mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi21
Tuần thứ 24: Vị giác của bé đã bắt đầu hoạt động
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi22
Tuần 25: Tóc của bé bắt đầu mọc, có màu sắc
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi23
Tuần 26: Các chất béo được hình thành dưới da của bé
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi24
Tuần thứ 27: Bé có thể cảm nhận được cảm xúc của người mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi25
Tuần thứ 28: Bé có thể mở mắt, chớp mắt
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi26
Tuần thứ 29: Hàng tỷ tế bào thần kinh đang được phát triển trong não bộ của bé.
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi27
Tuần thứ 30: Em bé có thể nhận biết được sự thay đổi ánh sáng qua bụng mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi28
Tuần 31: Em bé có thể quay đầu từ bên này sang bên kia
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi29
Tuần thứ 32: Móng tay của bé bắt đầu xuất hiện
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi30
Tuần thứ 33: Em bé ngày càng lớn lên trong bụng mẹ, da dẻ bé căng ra, không còn nhăn nheo như ban đầu
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi31
Tuần thứ 34: Phổi của bé đang phát triển
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi32
Tuần 35: Các phát triển thể chất của bé dần được hoàn thiện để chờ ngày ra đời
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi33
Tuần 36: Bé tăng cân nhanh chóng mỗi ngày
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi34
Tuần thứ 37: Thời điểm này, bé có thể chào đời
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi35
Tuần 38: Bé đã sẵn sàng để nắm ngón tay của người mẹ
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi36
Tuần 39: Cân nặng của bé khi ra đời trung bình khoảng 2,9 – 3,4kg
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi37
Tuần 40: Đầu của bé chúi xuống sẵn sàng cùng mẹ trải qua cơn vượt cạn
su-phat-trien-cua-thai-nhi-trong-bung-me-tu-dau-den-cuoi38
Cuối cùng, sau 9 tháng 10 ngày mong đợi, sự phát triển của thai nhi kết thúc, cuối cùng thì bé yêu của bạn đã chào đời trong sự hồi hộp, vui sướng của bạn và gia đình.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Song thai khác trứng

Song thai khác trứng


ặp song sinh khác trứng cũng như các anh (chị) em khác, cùng cha mẹ ruột nhưng có sự khác biệt là được hình thành và phát triển trong tử cung người mẹ trong cùng một thai kỳ.
Cặp song sinh khác trứng hay còn gọi là cặp song sinh không giống nhau được tạo thành từ hai trứng và hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt. Cặp song sinh cùng trứng hay còn gọi là cặp song sinh giống nhau được tạo thành từ một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử. Hợp tử này sẽ phân chia làm hai phần ngay sau khi thụ tinh để phát triển thành hai cá thể riêng biệt.
Rụng nhiều trứng trong thời kì kinh nguyệt tạo nên cặp song sinh khác trứng là một đặc điểm di truyền. Một người phụ nữ có bà, mẹ hay dì có chị em song sinh thì sẽ có khả năng mang song thai. Khi người phụ nữ có anh chị em song sinh thì cơ hội mang song thai khác trứng càng cao hơn.
Giống như các anh chị em có cùng cha mẹ, cặp song sinh khác trứng có 50% cấu trúc gen giống nhau.

Cặp song sinh khác trứng thích ứng với nhau như thế nào?

Cặp song sinh khác trứng nằm trong màng ối riêng biệt trong tử cung của người mẹ và có nhau thai riêng. Không như các cặp song sinh cùng trứng, cặp song sinh khác trứng có thể là cùng hoặc khác giới. Ví dụ: hai bé trai, hai bé gái hoặc một bé trai và một bé gái. Tỉ lệ cùng giới và khác giới là 50:50.
Sinh-con-66-sinh-Doi-01(500)

Cặp song sinh khác trứng hình thành như thế nào?

Trong 100 ca sinh có khoảng 2 ca là sinh đôi khác trứng, chiếm 2/3 tỉ lệ các ca sinh đôi. Cho tới nay, tỉ lệ cặp song sinh khác trứng nhiều hơn tỉ lệ cặp song sinh cùng trứng. Nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản, ngày càng có nhiều các cặp song sinh khác trứng.
Có trường hợp, người mẹ đã có thai thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng. Hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ. Điều đó  xảy ra sau một vài tuần sau khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Điều đó giải thích cho lý do tại sao khi sinh ra, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.
Một người phụ nữ có thể thụ thai một cặp song sinh khác trứng với hai người đàn ông khác nhau. Điều này xảy ra khi người mẹ đã mang thai và rụng trứng một lần nữa. Một thai nhi được hình thành khi trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng từ một người đàn ông khác.
Điều đó cũng xảy ra tương tự với sinh ba: bao gồm một cặp song sinh giống hệt nhau và một em bé khác. Có thể biết cặp song sinh cùng trứng nhờ vẻ ngoài giống hệt nhau nhưng cặp song sinh khác trứng nhìn giống như các anh chị em khác. Đây là lý do tại sao các màng nhau thai được kiểm tra rất cẩn thận. Xét nghiệm nhau thai hoặc DNA sẽ cho biết đây là cặp song sinh cùng trứng hay khác trứng. Tuy nhiên không phải kết quả nào cũng hoàn toàn chính xác.

Những yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi khác trứng?

Khi sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản, thuốc sẽ làm tăng số trứng rụng.
Nếu người mẹ có anh chị em sinh đôi thì sẽ có khoảng 10% cơ hội có cặp song sinh khác trứng.
Nếu một bà mẹ đã từng mang thai cặp song sinh khác trứng thì sẽ có khả năng có thai cặp song sinh khác trứng ở lần sau.
Quan hệ tình dục vào những ngày bạn rụng trứng sẽ giúp bạn dễ mang thai hơn.
Ở bà mẹ sinh nhiều lần, cơ hội mang song thai cao hơn. Vì vậy khi họ hạn chế sinh con đồng nghĩa với giảm khả năng có thai song sinh.
Càng lớn tuổi thì khả năng sinh đôi càng lớn. Phụ nữ 20 tuổi có cơ hội mang song thai thấp hơn so với phụ nữ từ 30 tới 40 tuổi. Khả năng có cặp song sinh của phụ nữ có độ tuổi trên 35 là gấp đôi.
Sinh-con-66-sinh-doi-02(500) 
Những phụ nữ gốc Phi sẽ có cơ hội mang cặp song sinh khác trứng cao nhất. Phụ nữ Châu Á có cơ hội thấp nhất.
Ăn nhiều khoai lang và khoai tây ngọt giúp cho phụ nữ tăng khả năng mang song thai.
Phụ nữ có chiều cao càng cao thì khả năng mang thai song sinh khác trứng càng lớn.
Vẫn còn nhiều tranh luận về yếu tố di truyền từ người cha trong cơ hội mang song thai của con gái. Nếu mẹ của ông ta có chị em song sinh hoặc có lần mang song thai thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng mang song thai của con gái ông ta. Đây gọi là cặp song sinh bỏ qua một thế hệ. Rõ ràng, ông bố không có khả năng rụng trứng nhưng yếu tố di truyền từ phía họ nội có ảnh hưởng đến khả năng sinh đôi của con gái ông ta.
Mức độ giống nhau của anh em song sinh
Lúc mới sinh rất khó phân biệt song sinh cùng hay khác trứng. Cho đến khi tìm thấy hai nhau thai mới có thể nhận biết rõ ràng. Tuy nhiên, song sinh cùng trứng cũng có thể còn có hai nhau thai, tùy theo từng giai đoạn phân chia tế bào.
Khi trưởng thành, mỗi bé song sinh khác trứng sẽ có sự phát triển của riêng mình và sẽ không khác những bé khác có cùng cha mẹ.
Tuy nhiên, cặp song sinh khác trứng có thể khác nhau hoàn toàn từ khi sinh ra về màu tóc, khuôn mặt, kích thước và cân nặng.  Nhưng khi các bé giống nhau thì ngay cả cha mẹ cũng khó để phân biệt.

Làm thế nào để nhận biết đang mang cặp song sinh khác trứng?

Một số phụ nữ biết được họ mang song thai trước khi khám thai. Điều thú vị là bà mẹ của cặp song sinh sẽ thường nói rằng họ luôn biết sẽ có em bé song sinh. Họ mơ ước có chúng và cảm nhận thấy cặp song sinh trong họ đang lớn lên từng ngày. Mang thai song sinh sẽ chắc chắn khi có triệu chứng mang thai rõ ràng hơn hoặc khi siêu âm xác định có 2 phôi thai, nhưng không thể phân biệt  được là song sinh cùng hay khác trứng.
Có thể siêu âm mang thai song sinh sau 12 tuần, hoặc sớm hơn là sau 6 tuần. Người mẹ có thể biết được mang thai song sinh cùng trứng hay khác trứng sau 12 tuần thai.

Những rủi ro khi có cặp song sinh khác trứng?

Những rủi ro này rất giống với những người như khi có cặp song sinh cùng trứng.
Những rủi ro có thể xảy ra:
  • Sinh mổ
  • Sinh non và nhẹ cân do một tử cung người mẹ phải chứa hai thai nhi.
  • Gây ra cao huyết áp.
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nhau tiền đạo.
  • Thời gian hồi phục lâu hơn sau khi sinh. 

Song thai cùng trứng

Song thai cùng trứng


Phát hiện mình đang mang thai đôi mang lại bất ngờ và hạnh phúc gấp bội cho các ông bố bà mẹ. Sinh đôi chiếm đến 90% tỉ lệ các trường hợp mang thai hơn một bé; 10% còn lại là sinh ba, sinh tư hay nhiều hơn. Những năm gần đây, tỷ lệ sinh đôi ngày càng tăng. Nguyên nhân là do độ tuổi mang thai, sự hỗ trợ của các kỹ thuật y khoa, hoặc có thể do dùng thuốc. Tỷ lệ các cặp song sinh chào đời khỏe mạnh cũng cao hơn trước đây khá nhiều.
Có hai khả năng khi bạn mang thai đôi: sinh đôi cùng trứng hoặc sinh đôi khác trứng.
Sinh đôi ngày nay không còn là một hiện tượng hiếm nữa. Cứ 100 bà bầu thì có khoảng 5 người mang thai đôi. Tuy nhiên có những trường hợp gọi là sinh đôi giả khi có một phôi thai ngưng phát triển.

Mang thai đôi cùng trứng hình thành thế nào?

Mang thai đôi cùng trứng xuất hiện khi trứng sau khi được thụ tinh thì phân chia thành hai phôi và từ đó phát triển thành hai cá thể riêng rẽ. Quá trình này hình thành ngay từ giai đoạn đầu tiên, khi phôi thai chỉ là một chùm tế bào. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn về hình thức, giới tính.
Một khả năng khác dẫn dến việc sinh đôi cùng trứng là dưới sự hỗ trợ của các kỹ thuật y khoa, đưa một trứng đã được thụ tinh vào tử cung của người phụ nữ. Trứng có thể phân chia làm hai và hình thành song bào thai cùng trứng.
Khả năng sinh thai đôi cùng trứng thường thấp hơn so với sinh đôi khác trứng: Chỉ có 1/3 các trường hợp sinh đôi là cùng trứng. Và khả năng này không phụ thuộc vào các vấn đề giống nòi, hay quốc tịch hoặc di truyền như nhiều người lầm tưởng.

Làm thế nào để tăng khả năng mang thai đôi cùng trứng?

  • Sinh đôi cùng trứng chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên và không phụ thuộc vào di truyền hay các vấn đề tương tự như sinh đôi khác trứng. Nếu mẹ hay bà của bạn đã từng mang thai đôi khác trứng, tỉ lệ mang thai đôi của bạn sẽ cao hơn đấy!
  • Ngay cả đối với những gia đình có nhiều trường hợp mang thai cùng trứng, di truyền cũng không được cho là nguyên nhân chính mà thường do sự kết hợp của may mắn và ngẫu nhiên.

Sinh-con-66-sinh-doi-02(500)

Song bào thai khác trứng hình thành như thế nào?

Song bào thai khác trứng được hình thành do hai sự thụ tinh xảy ra cùng một thời điểm. Hai trứng rụng ở cùng một thời điểm kết hợp với hai tinh trùng khác nhau tạo thành hai hợp tử. Bạn có thể coi như đây là anh em ruột nhưng sinh ra cùng một thời điểm vậy!
Các cặp sinh đôi khác trứng có thể có cùng hoặc khác giới tính. Không như sinh đôi cùng trứng, hai bé sinh ra sẽ có cùng một giới tính.
Có nhiều người nghĩ cứ cách một thế hệ thì sẽ có một trường hợp mang thai đôi, và điều này là không chính xác đâu nhé!

Làm thế nào để tăng khả năng mang thai đôi khác trứng?

  • Độ tuổi mang thai. Phụ nữ ở độ tuổi 30 hay 40 có thể có khả năng mang thai đôi cao hơn. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở phụ nữ trẻ.
  • Khi được hỗ trợ dùng thuốc kích thích rụng trứng hoặc các kỹ thuật khác. Điều này khá hợp lý vì sẽ có nhiều hơn các trứng đủ điều kiện để được thụ tinh.
  • Phụ nữ mang thai càng nhiều thì khả năng sinh đôi càng cao
  • Nếu bạn là có anh chị em sinh đôi, hoặc gia đình bạn có người  sinh đôi, thì có thể bạn cũng sẽ mang thai đôi đấy
  • Một điểm thú vị về giống nòi là phụ nữ châu phi có khả năng mang thai đôi cao hơn các phụ nữ khác.

Sinh-con-66-sinh-Doi-01(500)

Điều gì làm trứng đã được thụ tinh tách làm hai?

Đây vẫn là một vấn đề chưa có nguyên nhân rõ ràng. Những năm gần đây có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này, nhưng vẫn chưa đi đến kết luận chính xác. Thực tế, đây là một quá trình diễn ra tự nhiên và hoàn toàn ngẫu nhiên.
Khi nào thì hai bào thai cùng trứng mới bắt đầu phân chia?
Hầu hết các trường hợp, bào thai cùng trứng được hình thành từ rất sớm của quá trình mang thai, nhưng không phải đều cùng một thời điểm ở tất cả các trường hợp. Có trường hợp, trứng đã thụ tinh sẽ chia làm hai ở ngày thứ hai của quá trình, hay ngày thứ tư hoặc ngày thứ sáu. Quá trình này phụ thuộc vào thời điểm trứng bám vào thành tử cung. Khi phôi thai hình thành đủ 8 tế bào, quá trình hình thành DNA của bào thai bắt đầu.
Quá trình phân chia của trứng cũng phụ thuộc vào việc các em bé sử dụng chung một màng ối hay nhau thai hay không. Nếu trứng tách sớm thì khả năng mỗi bé có nhau và màng ối riêng sẽ cao hơn.
Nhưng nếu trứng phân chia quá sớm, các bé có thể không giống nhau nhiều như khi trứng chia ở giai đoạn hình thành tế bào gốc. ¼ các trường hợp sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau như đúc.
Hai bé sinh đôi cùng trứng vẫn là hai cá thể riêng biệt cho dù sử dụng chung một đoạn mã di truyền và DNA. Nếu ngay sau khi sinh, bạn thấy hai bé hoàn toàn giống nhau, thì dần dần khi trưởng thành, có thể dễ dàng nhận thấy nhiều sự khác biệt hơn giữa hai bé. Môi trường và tính cách riêng của mỗi bé sẽ hình thành hai cá thể khác biệt.

Làm thế nào biết bạn đang mang thai đôi?

Do quá trình phân chia xảy ra rất sớm, có thể các bà mẹ sẽ không phát hiện ra mình đang mang thai đôi. Dấu hiệu khi mang thai đôi cũng tương tự như việc mang thai một bé, và bạn có thể chỉ phát hiện ra khi đi siêu âm.
Khi nào thì bạn biết sinh đôi là cùng trứng hay khác trứng?
Ngay cả sau khi sinh, cũng rất khó để nói được đây là cặp song sinh cùng hay khác trứng. Các cặp sinh đôi cùng trứng vẫn có thể có bọc ối và nhau riêng, và đôi khi bị nhầm là sinh đôi khác trứng. Bạn cũng rất khó để nhận biết nếu chỉ nhìn qua hai bé.
Cách chắn chắn nhất để xác định là kiểm tra DNA cho bé và xem đoạn mã di truyền nào giống nhau. Bạn có thể làm kiểm tra ngay khi bé mới sinh, việc này không gây ra đau đớn hay có hại gì cho bé cả.
Một cách khác là làm kiểm tra máu và nhóm máu. Hai bé sinh đôi cùng trứng có cùng thông tin di truyền nên sẽ có nhiều điểm tương đồng.

Những điểm cần lưu ý khi mang thai đôi

  • Nếu hai thai nhi cùng sử dụng một nhau thai, có khả năng tạo nên sự phát triển chênh lệch của hai thai do có một thai sẽ chiếm nhiều dinh dưỡng hơn và tạo nên chênh lệch trong chiều cao và cân nặng.
  • Nếu hai thai nhi sử dụng chung buồng ối có thể dẫn đến tình trạng rối hay thắt cuống rốn do môi trường chật chội trong tử cung của mẹ.
  • Những ca sinh đôi lúc nào cũng phức tạp và có nhiều rủi ro hơn so với khi sinh một. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp khó khăn hơn trong việc cùng lúc chăm sóc cả hai bé. 

Đau thắt lưng chậu trong thai kì

Đau thắt lưng chậu trong thai kì


Đau thắt lưng chậu là một trong những khó chịu trong thai kì. Mỗi lần bạn đứng lên, đi lại hoặc nằm xuống sẽ rất đau. Mỗi khi thai nhi xoay chuyển để tìm tư thế nằm thoải mái thì bạn cũng nên tìm tư thế thoải mái cho mình.
Tên khác của đau thắt lưng chậu là bất ổn định khớp hàn mu. Đây là tên khác nói về những cơn đau cũng như sự bất ổn của các khớp và xương vùng chậu. Một số bà bầu vừa bị đau thắt lưng chậu vừa bị đau thắt lưng hông.

Bạn chưa từng nghe về vùng thắt lưng chậu?

Đây là phần quan trọng trong cơ thể học nhất là ở phụ nữ khi mang thai. Vùng thắt lưng chậu có một hệ thống cơ và dây chằng giúp chuyển giao cân nặng từ phần trên cơ thể xuống phần dưới cơ thể và giúp duy trì sự ổn định cơ thể. Thống kê cho thấy khoảng 33% bà bầu bị đau thắt lưng chậu ở mức độ nào đó. Giữ tư thế thăng bằng và các cơ hoạt động phối hợp tốt sẽ giúp vùng thắt lưng chậu hoạt động hiệu quả.
Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ càng để căng cơ sàn chậu thì càng dễ bị đau vùng thắt lưng chậu. Các bài tập cơ bắp có thể làm tình trạng tệ hơn do các cơ căng quá mức. Tuy nhiên các bài tập di chuyển và thư giãn thì có thể có ích hơn.

Cảm giác đau thắt lưng chậu như thế nào?

Mỗi người đều có ngưỡng đau riêng. Những từ diễn tả cơn đau thường gặp là: như dao đâm, như bị bắn, đau âm ỉ hay nóng. Cơn đau này có thể bắt từ trước xương mu lan ra sau lưng, xuống chân.
Cơn đau có thể tệ hơn khi di chuyển, leo cầu thang, ra khỏi giường hay ra khỏi xe hơi. Một số bà bầu thậm chí còn nghe âm thanh cụp cụp từ xương mu. Mỗi lần đứng quá lâu, cơn đau có thể sẽ tệ hơn.Mang Thai -82-dau That  Lung Chau Trong Thai Ki -01(500x 500)

Nguyên nhân gây đau thắt lưng chậu?

Nguyên nhân là do bà bầu tăng cân. Dĩ nhiên tăng cân ít thì không sao nhưng tăng cân nhiều như trong thai kì thì sẽ tăng nguy cơ gây đau.
  • Thay đổi trọng tâm của cơ thể vì vùng chậu bị ảnh hưởng.
  • Làm việc vất vả và liên tục.
  • Chấn thương trước đó.
  • Thừa cân với chỉ số cơ thể BMI tăng.
  • Ảnh hưởng của hormon thai kì, đặc biệt là Relaxin – hormon làm giãn cơ và dây chẳng chuẩn bị cho em bé ra đời.
  • Tư thế và thói quen tập thể dục.
  • Tư thế của thai nhi và tư thế nằm của bà bầu.
  • Tác động của hệ thống cơ lên độ ổn định vùng chậu.
  • Làm gì để giảm cơn đau thắt lưng chậu?
  • Đầu tiên bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn một số bài tập hoặc cách giảm đau.
  • Đừng cố gắng chịu đựng vì nếu không kiểm soát được cơn đau có thể tệ hơn.
  • Mỗi khi đi bộ bạn nên đi bước nhỏ, tránh dùng bước dài.
  • Không nên đi quá lâu. Mặc dù đi bộ có thể tốt cho bạn nhưng nó cũng có thể làm cơn đau nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi khi có thể.
  • Cân nhắc mặc thêm các loại đai bụng hay đai lưng hỗ trợ để giảm sự di động khớp cùng chậu. Bạn có thể mặc khi đi ngủ miễn là đừng quá chật.
  • Tránh ngồi bắt chéo chân.
  • Giữ chắc cơ sàn chậu trước khi ho, nhảy mũi hoặc cười.
  • Nên chọn ghế ngồi có lưng dựa và dùng gối để hỗ trợ vùng lưng dưới.
  • Bạn có thể khó chịu hơn khi dạng 2 chân như lúc đạp xe đạp hay giao hợp. Vì tư thế này làm mở khớp cùng chậu nhiều hơn.
  • Bạn nên ngủ nghiêng một bên và dùng gối ôm để nâng đỡ chân và bụng.
  • Tránh tập thể dục có động tác nhún nhảy trên một chân.
  • Khi ra khỏi giường, bạn nên giữ 2 gối sát nhau.
  • Khi mặc quần hay mang giày bạn nên ngồi.
  • Thay giày cao gót bằng giày thấp có hỗ trợ vòm chân.
  • Nếu phải đi bộ dài bạn có thể dùng gậy hoặc xe đẩy.
  • Bạn nên nhờ nhà vật lý trị liệu tư vấn những vị trí xoa bóp để giảm đau và căng cơ.

Một số cách khác để làm dịu cơn đau thắt lưng chậu

  • Đai bụng có thể hỗ trợ vùng chậu và làm giảm đau. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy nó có hiệu quả đối với bà bầu. Cần xác định rõ nguyên nhân của cơn đau để kiểm soát và điều trị hiệu quả.
  • Mỗi người mỗi khác nên không áp dùng cùng một cách cho mọi bà bầu.
  • Cơ sàn chậu nên được thư giãn và nghỉ ngơi
  • Châm cứu có thể hiệu quả với một số bà bầu.
  • Đeo đai hỗ trợ có thể làm dễ chịu hơn.
  • Các bài tập thư giãn có thể hiệu quả.
  • Bơi lội cũng có thể làm giảm triệu chứng.
  • Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để dùng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm phù hợp. Bạn nên lưu ý một số thuốc chống chỉ định khi mang thai hoặc cho con bú mà không hề ghi rõ trên nhãn thuốc.
  • Tập các bài tập hằng ngày do bác sĩ vật lý trị liệu hướng dẫn riêng cho bà bầu.

Thai kì và đau lưng

Đau lưng khi mang thai


Đau lưng khi mang thai rất thường gặp. Với một số bà bầu, đau lưng chỉ thoáng qua và không gây khó chịu. Đối với một số bà bầu khác thì họ phải chịu những cơn đau dai dẳng và khó chịu.
Bà bầu trong giai đoạn mang thai hầu như đều bị đau lưng, tuỳ mức độ khác nhau mà thôi. Nhưng bạn không nên xem đó như là chuyện hiển nhiên và cố gắng chịu đựng. Đau thắt lưng hông có thể ảnh hưởng tâm trạng vui vẻ lúc mang thai của bạn cũng như ảnh hưởng sinh hoạt và công việc hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để làm giảm nhẹ thậm chí là giảm hoàn toàn những cơn đau lưng này.
Phần cột sống thường bị đau nhức nhất chính là phần hông lưng, nhất là vùng trên xương cùng. Đây là vùng mà đa số các bà bầu thường đặt tay đỡ khi di chuyển. Nếu trước khi có thai mà họ đã bị đau lưng vùng này thì khi mang thai sẽ bị nhiều hơn.
Mang thai làm tăng nguy cơ đau lưng dưới vì bà bầu bị thay đổi trọng tâm cơ thể. Để tránh cảm giác bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.
Đau thắt lưng hông trong lúc mang thai sẽ ngày càng nhiều hơn về sau khi thai nhi lớn dần cũng như khi hoóc môn của bà bầu tăng dần.

Đau thắt lưng hông lúc mang thai

Các bà bầu thường tả những cơn đau này như đè nặng hay làm căng cơ và dây chằng vùng lưng và sau đó lan toả ra mỗi khi di chuyển. Đau thắt lưng hông thường làm giới hạn cử động của bà bầu vì mỗi lần chồm người ra trước thì rất đau.
Khoảng 50-80% bà bầu bị đau lưng khi mang thai. Một số người sẽ vẫn tiếp tục bị sau khi sinh bé.
Bà bầu có con đầu lòng mà bị đau lưng thì những lần mang thai sau khả năng bị sẽ cao hơn.

Tại sao bà bầu thường bị đau lưng?

Hoóc môn sinh ra lúc mang thai như Relaxin có ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Relaxin là một hoóc môn quan trọng vì nó giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Vùng chậu bao gồm cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên đau là điều tất yếu.
Một số thay đổi khác
  • Trọng lực cơ thể cũng thay đổi làm bà bầu có xu hướng chúi người ra trước.
  • Tăng cân.
  • Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến đau thắt lưng hông. Vì khi tăng hoóc môn gây căng thẳng, các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn trong tình trạng căng cứng. Dần dần, cơ sẽ mệt và lại căng hơn.
Mangthai -daulungkhimangthai -2

Bạn có thể làm gì để giảm đau?

Đầu tiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều nên làm. Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây đau thắt lưng hông. Kiểm soát cơn đau giống như băng bó vết thương, bạn chỉ làm bớt đau chứ không thể biết được nguyên nhân đau từ đâu.
Bạn nên kiểm soát cân nặng, không để lên cân quá nhiều. Kiểm tra chỉ số cơ thể và đảm bảo không tăng quá 10-12 kg trong suốt thai kì.
Cố gắng giữ tư thế thẳng thóm khi đứng, đi hay ngồi. Tưởng tượng như có bóng đèn giữa ngực bạn chiếu sáng thẳng ra trước, đừng để đèn chiếu xuống đất.
Giữ vai thẳng và ra sau nhưng cũng phải thoải mái. Một chiếc nịt ngực hỗ trợ cũng là ý hay.
Tránh đứng yên quá lâu. Nếu cần đứng lâu, thỉnh thoảng di chuyển để khớp gối dễ chịu.
Khi đứng, hai chân bạn nên cách xa một chút để tạo mặt chân đế rộng và vững.
Khi ngồi làm việc với máy tính, nên đảm bảo ghế ngồi êm và phân bố trọng lượng của bạn đều khắp mông.
Đứng dậy di chuyển thường xuyên, tránh ngồi lên tục hơn 30 phút. Khi bầu càng lớn, bạn sẽ cần điều chỉnh tư thế ngồi lẫn độ cao của ghế.
Dùng một chiếc ghế thấp để gác chân khi bạn ngồi làm việc.
Thường tập thể dục trong lúc mang thai. Đi bộ, bơi lội, yoga, thẩm mỹ đều là những cách tập tốt trước sinh. Nếu bạn cảm thấy môn thể thao bạn tập trước đây làm bạn không thoải mái, bạn có thể đổi môn khác.
Bạn cũng nên lưu ý một số môn thể thao có thể gây đau nhiều hơn.
Không nên xách vật nặng có thể làm căng cơ. Cúi người xuống hoặc vặn người có thể làm khớp vùng chậu và thắt lưng hông căng nhiều hơn.
Nếu bạn cần nhặt vật gì dưới đất, bạn nên ngồi xuống nhặt chứ đừng cúi người. Dùng các cơ khoẻ ở chân để giúp bạn ngồi xuống và đứng lên lại. Và bạn nên vịn vào bàn ghế cạnh bạn để có thêm sức.
Bạn nên mặc thêm các loại áo hỗ trợ như băng bụng, áo nịt hỗ trợ. Những loại này sẽ có ích cho vùng bụng trước phải chịu sức nặng của bé đồng thời hỗ trợ cột sống và cải thiện tư thế cho bạn. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh các loại băng bụng hiệu quả nhưng nhiều bà bầu thì cảm thấy nó hữu ích thật sự.
Bạn nên tránh mang giày cao gót vì chúng sẽ làm ảnh hưởng dáng đi lẫn khiến bạn có xu hướng nghiêng người ra trước nhiều hơn tư thế bình thường. Tốt nhất là mang giày thấp và có hỗ trợ vòm chân.
Đắp nóng hay lạnh có thể có ích cho việc giảm đau cột sống. Nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem loại nào mới phù hợp.
Khi ngủ bạn không nên nằm ngửa và nằm đầu thấp mà nên nằm nghiêng, co gối và dùng gối ôm.
Nằm nghiêng sang trái sẽ tốt cho tuần hoàn của bạn lẫn máu nuôi tới thai nhi.
Tránh với cao lấy đồ mà nên dùng một chiếc ghế thấp để đứng lên lấy.
Bạn cũng nên tham khảo các loại mát xa, vật lý trị liệu hay phương pháp thư giãn, bài tập giãn cơ cho bà bầu. Tìm cách làm cho vùng thắt lưng hông duỗi thẳng và đúng tư thể mà không cần căng cơ quá mức.
Nên nghỉ ngơi và ngủ nhiều. Mỗi khi bạn ngủ, cơ thể được hồi phục và năng lượng được tái tạo. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giúp bạn ngủ ngon nếu bạn khó ngủ.
Bạn cũng nên kiểm tra xem tấm nệm bạn đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ của bạn không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bạn thẳng thớm thì bạn nên đổi tấm nệm khác. Hoặc bạn có thể đặt dưới nệm tấm gỗ phẳng để hỗ trợ.
Thỉnh thoảng, một số bà bầu cần dùng đến thuốc giảm đau hoặc các loại kem giảm đau có kháng viêm và dĩ nhiên là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Khi nào những cơn đau thực sự làm bạn lo lắng?

  • Nếu bạn đau lưng liên tục không thể giảm đau.
  • Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.
  • Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.
  • Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
  • Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được.