Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

XQ 100 ca lâm sàng

HƯỚNG DẪN ĐỌC X-QUANG - 100 CA LÂM SÀNG CÓ HÌNH ẢNH MINH HỌA RẤT DỄ HIỂU

Interpreting Chest X-Rays - Illustrated with 100 Cases - Cambridge University Press - Phiên bản Tiếng Việt

Đôi lời về cuốn sách
Vì thời gian cũng vội nên mình chưa tổng hợp được đủ 100 case cho các bạn luôn. Bản dịch thì đã có nhưng việc tổng hợp, cắt ghép hình ảnh, xem lại tốn rất nhiều thời gian. Công việc cũng bận nên chưa thể hoàn thiện ngay cho mọi người.
Trước khi làm cuốn tài liệu này, trước khi tổ chức cho các bạn dịch cuốn tài liệu này mình cũng có tham khảo ý kiến của 1 thầy chuyên về Hô hấp và bệnh phổi - hiện đang là Giảng viên bộ môn Lao phổi Y Hà Nội, công tác tại bệnh viện Phổi Trung Ương. Thầy cũng chia sẻ rất nhiều.
Đọc X-quang nó mang nhiều yếu tố chủ quan, cùng một phim có thể người này đọc như này, người khác đọc khác. Cùng một phim có thể buổi sáng họ đọc như này buổi chiều họ đọc hơi khác đi... Và để giảm bớt yếu tố chủ quan, chỉ có cách là phải luyện đọc nhiều, mỗi phim chúng ta lại rút ra những bài học riêng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm dần dần nó sẽ giảm độ sai lệch đi. Nhưng nếu mới bắt đầu thì chúng ta cũng cần phải có những hình ảnh mẫu - hình ảnh đại thể để luyên tập. Chính vì vậy mình càng cố gắng hoàn thiện cuốn tài liệu này và cả cuốn Atlas X-Ray để giới thiệu đến mọi người làm tài liệu tham khảo.
Mong rằng nó sẽ có ích cho mọi người.
Xin chân thành cảm ơn các thành viên trong Fanpage Chia sẻ trực tuyến đã trực tiếp tham gia vào việc biên dịch cuốn tài liệu này. Xin được cảm ơn tất cả các thành viên đã luôn ủng hộ, động viên page trong thời gian qua.
Sự ủng hộ của các bạn chính là nguồn động lực để chúng mình thực hiện những công việc này.
Đây chỉ là một phần trong cuốn tài liệu đang trong quá trình hoàn thiện.
Chắc chắn là nó còn có những thiếu xót, rất mong bạn đọc đóng góp thêm cho cuốn tài liệu.
Đây là bản Dịch cuốn Giáo trình X-quang nổi tiếng của Đại học Cambride -cuốn sách mang tên: “Interpreting Chest X-Rays - Illustrated with 100 Cases - Cambridge University Press”. Đây là cuốn giáo trình chính thống của Cambride, sách có được bán trên toàn thế giới với giá 82,00$ giá khuyến mại là 65,60$.
Sách được các thành viên trong Fanpage Chia sẻ trực tuyến và đã được hiệu đính bởi những bác sĩ chuyên khoa Hô hấp - bệnh Phổi.
Các bạn tham gia dịch đều vì mong muốn hướng tới cộng đồng, chia sẻ không vì mục đích lợi nhuận. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các bạn đồng nghiệp.
Mình sẽ tổng hợp lại những phần chính của cuốn sách để các bạn tham khảo.


Bệnh nhân nam 35 tuổi, sốt, ho khạc đàm mủ 1 tuần nay. Đây là phim XQ phổi của bệnh nhân

Trên XQ phổi cho thấy đám mờ tập trung ở thùy dưới phổi phải với phế quản hơi - dấu hiệu của viêm phổi. đây rõ ràng là ở thùy dưới phổi phải bởi cơ hoành bên phải đã bị che mờ. Cùng với đó bờ tim phải cũng bị che mờ. Sự hiện diện của các phế quản hơi gợi ý bệnh lý trong các phế nang. Dịch và máu cũng có thể chiếm lấy các phế nang tương ứng với trường hợp phù phổi và xuất huyết phổi.
Các dấu hiệu hỗ trợ khác cũng cần nhắc đến như tim to, sự đông đặc thùy trên và các đường Kerley B trong phù phổi.
Các chẩn đoán phân biệt với hình ảnh đám mờ tập trung cùng phế quản hơi bao gồm ung thư biểu mô phế quản - phế nang và u lympho. Điều quan trọng là phải theo dõi các phim XQ phổi của bệnh nhân để đảm bảo tất cả các diễn biến của nhiễm khuẩn điều được phát hiện. Quá trình theo dõi có thể mất đến 3 tháng ở người cao tuổi nhưng nhìn chung một số tiến triển thường xảy ra trong vòng 1 tuần. Ranh giới của tim trên phim XQ phổi thẳng được thể hiên trên hình 1.2 (SVC - tĩnh mạch chủ trên, RA- nhĩ phải, AO- cung động mạch chủ, LA - nhĩ trái, LV - thất trái)
Case 2: Tràn khí màng phổi nguyên phát

Chẩn đoán: Tràn khí màng phổi T
Nam 25 tuổi đau ngực trái đột ngột từ sáng nay. Đây là phim X-quang ngực của bệnh nhân

Giải thích:
Trên phim XQ cho thấy lá tạng và lá thành màng phổi tách nhau ra bởi không khí khiến cho khoang màng phổi chứa đầy không khí. Lưu ý không được phép nhầm lá tạng màng phổi với bóng nếp gấp da trên phim chụp tư thế nằm hoặc ở bệnh nhân béo phì. Ngoài ra, các đường nếp gấp da có thể phân biệt được khi nhìn cheo qua thành ngực. Ở bệnh nhân trên các hình ảnh không bình thường của phổi nói lên tình trạng gọi là tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát. Nó hay xảy ra ở bệnh nhân nam trẻ tuổi. Nó ngược lại với tràn khí màng phổi thứ phát xảy ra khi phổi mắc một bệnh nào đó.
VD: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).. .Tràn khí màng phổi trên phim chụp đứng thường quan sát thấy ở đỉnh phổi (Xem thêm CASE 60)
Case 3: Áp xe gan vỡ

Bệnh nhân nam 50 tuổi được mang tới phòng cấp cứu với biểu hiện sock và có sốt trong 4 ngày trước đó. Bệnh nhân được đặt ống thở và bắt đầu dùng các thuốc trợ tim. Đây là phim X-quang ngực của bệnh nhân.
Chẩn đoán : Áp xe gan P vỡ
Phim CT của bệnh nhân

Điều quan trọng là nhìn vào ‘’ vùng mù’’ trên phim XQ để không bỏ sót những dấu hiệu quan trọng. Đó là những vùng dưới cơ hoành, sau tim, rốn và các mô mềm. Phim XQ cho thấy một vùng sáng hơn mật độ của gan. Vùng sáng này không giống với hình ảnh ruột thông thường. Trong bối cảnh lâm sàng này, một chẩn đoán phân biệt cần được xem xét là áp xe gan vỡ. Điều này có thể được khẳng định bằng siêu âm hoặc chụp CT (hình 3.2)
Áp xe gan thường do các vi sinh vật như Klebsiella hoặc Amoebiasis. Tất cả các bệnh nhân nhiễm khuẩn Klebsiella không rõ nguồn gốc nên được làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh ổ bụng để loại trừ áp xe gan.
Case 4: Suy tim sung huyết

r
"\
Bệnh nhân nam cao tuổi có khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm và khó thở kịch phát về đêm. Đây là XQ ngực của bệnh nhân
Chẩn đoán: Suy tim sung huyết

Phim X-quang khác của bệnh nhân này
Phim XQ cho thấy các triệu
chứng kinh điển của suy thất trái như tim to ( chỉ số tim ngực trên 50%), các tĩnh mạch thùy trên phổi phân nhánh rõ và các đường Kerley B (biểu thị sự chương phù của hệ bạch huyết). Ngoài ra còn có bằng chứng của những đường rạch xương ức (thủ thuật) gợi ý phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ( CABG ) trước đó. Sau khi bệnh nhân dùng lợi tiểu, các thâm nhiễm ở phổi đã không còn. Hình ảnh tràn dịch và máu trên XQ cũng sớm mất đi ( trong vài ngày). Ở bệnh nhân này còn thấy hình ảnh một đường xuyên suốt qua tĩnh mạch trung tâm và tĩnh mạch cảnh trong phải.
Case 5: Dị vật thùy dưới phổi phải

Bệnh nhân nam 65 tuổi có biểu hiên sock tim. Bệnh nhân đã được thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành cấp cứu. Quá trình phẫu thuật khá khó khăn. Đây là phim XQ phổi của bệnh nhân được chụp khi chuyển đến trung tâm chăm sóc chuyên sâu.
Các bất thường quan trọng nhất là gì?

Phim XQ cho thấy một nốt mờ đục ở khu vực dưới phổi phải. Mỗi phế trường trên phim XQ phổi thẳng được chia làm 3 khu vực: khu vực trên là khu nằm trên đường ngang đi qua điểm giữa bờ dưới xương sườn số 2, khu vực giữa thì tiếp nối khu vực trên tới tận đường ngang tương tự kẻ qua xương sườn 4, khu vực còn lại nằm dưới hai khu vực này. Nốt mờ đục này giống với hình ảnh một chiếc răng đã bị rụng ra trong quá trình đặt nội khí quản cấp cứu cho bệnh nhân này. Dị vật ở người lớn không thường xuyên gặp như ở trẻ em. Nó có thể xảy ra âm thầm ở những bệnh nhân bị giảm mật độ xương sườn trước. Trường hợp điển hình dị vật hay rơi vào phế quản gốc phải hơn do phế quản gốc phải ít nằm ngang hơn phế quản gốc trái. Hình ảnh một trường hợp mắc dị vật trên phim CT ( hình 5.3). Nội soi phế quản gắp dị vật là phương pháp ban đầu thường được chọn.
Case 6: Hội chứng Chilaiditi - ĐẠI TRÀNG NGANG ĐI GIỮA CƠ HOÀNH & GAN - CHILAIDITrS SIGN

Bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng gì. Đây là phim XQ của bệnh nhân. Bất thường ở đây là gì?
Chilaiditi miêu tả biến thể bình thường này vào năm 1911, nói đến đại tràng ngang nằm xen vào giữa cơ hoành phải và gan. Tỉ lệ của nó rơi vào khoảng 0.025%. Các báo cáo thường xuyên cũng mô tả những bệnh nhân có hội chứng Chilaiditi, những bệnh nhân này thường có những cơn đau bụng liên tục không rõ nguyên nhân đòi hỏi phải mở bụng để loại trừ các nguyên nhân khác của viêm màng bụng giả như loét thủng, ruột thừa vỡ. Sự tạo hõm (dấu hiệu của gốc đại tràng ) trong hình ảnh XQ của ruột là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán hội chứng Chilaiditi.
Case 7: Thùy Azygous

Bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng. Chụp X-quang kiểm tra.Đây là hình ảnh XQ

Tồn tại một vùng tỉ trọng mà phần cong của nó tiếp xúc với trung thất trên phải với một hình trứng có tỉ trọng thấp hơn nằm tại nơi thấp nhất của nó ( hình ảnh tĩnh mạch đơn). Thùy đơn là một biến thể bình thường trên phim XQ có thể gặp với tỉ lệ lên tới 0.4%. Đây là môt biến đổi bẩm sinh tạo nên một thùy phụ tại thùy trên phổi phải. Hình khe’’ được tạo ra do sự lộn vào trong của tĩnh mạch đơn và điều này không có ý nghĩa trên lâm sàng.
Case 8: Lao phổi thể hoạt động - Lao tiến triển với hình ảnh Hang ở 2 đỉnh phổi

Bệnh nhân nam 80 tuổi bị sốt, ho, ho ra máu và sút cân. Đây là phim XQ phổi của bệnh nhân ( hình 8.1 ). Chẩn đoán là gì?
Phim XQ cho thấy thùy trên 2 bên phổi thâm nhiễm chứa những “hang’ ’ gợi ý lao phổi hoạt động. Nhìn chung những hang có thành mỏng (5 mm) có xu hướng lây nhiễm còn khi hang có thành dày hơn ( 10 mm ) thì cần chẩn đoán phân biệt với ung thư biểu mô tế bào vảy của phổi. Bệnh lao có xu hướng gây đau ở thùy trên và các phân thùy đỉnh của thùy dưới. Tuy nhiên, ở thùy trên các phân thùy trước lại hiếm khi bị đau. Chẩn đoán xác định bằng cách lấy đờm nhuộm fluorochrome hoặc Zeil Nielson để soi trực tiếp hoặc nuôi cấy trong môi trường Lowenstein Jasen. Bệnh thùy phổi có hang đặc biệt mẫn cảm với đờm bọt dương tính với BK và đây là một nguồn lây nhiễm lao.
Chẩn đoán phân biệt khác của tổn thương phổi có hang bao gồm các trường hợp nhiễm khuẩn Staphylococus, Klebsiella, vi khuẩn kị khí và các nguyên nhân không nhiễm khuẩn như ung thư biểu mô tế bào vảy của phổi, nhồi máu phổi, bệnh u hat Wegener và các u dạng thấp
CASE 9: Bệnh bụi phổi Silic

Bệnh nhân nam 80 tuổi đang làm việc tại mỏ khai thác cát đá. Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gì. Đây là phim XQ phổi của bệnh nhân (hình 9.1). Chẩn đoán là gì?
Phim XQ phổi cho thấy có sự thâm nhiễm 2 bên phổi và các nốt vôi hóa ở thùy trên cả 2 phổi. Các chẩn đoán khác nhau của thâm nhiễm thùy trên bao gồm bụi phổi silic, bệnh lạo và viêm cột sống dinh khớp. Ngoài ra, ở đây chúng ta còn thấy hình ảnh vôi hóa vỏ trứng của các rốn hạch bạch huyết. Hình ảnh vôi hóa vỏ trứng cùng các nốt vôi hóa thùy trên là triệu chứng điển hình của bệnh bụi phổi Silic. Các chẩn đoán phân biệt của vôi hóa vỏ trứng bao gồm bệnh sacoid, u lympho hodkin đang được xạ tri, bệnh bụi phổi của công nhân ở mỏ than đá.
CASE 10: TKMP (P) + Xơ phổi tiến triển / Silicosis

Bệnh nhân nam 80 tuổi với biểu hiện đau ngực bên phải và khó thở. Tiền sử khó thở khi gắng sức đã lâu. Đây là phim XQ phổi (hình 10.1)
XQ phổi của bệnh nhân cho thấy có tràn khí màng phổi phải. Ngoài ra còn có các nốt mờ lan tỏa 2 bên phổi (kích thước 2-10 mm) có thể là do ung thư tuyến di căn, bụi phổi Silic, bệnh nấm Histoplasma lan tỏa hoặc bệnh thủy đậu. Trong bệnh bụi phổi Silic một số nốt có thể hợp lại thành đám trong thùy trên gọi là xơ hóa tiến triển mạnh. Bệnh nhân bị bụi phổi Silic dễ mắc các bệnh như lao phổi và khi đó các phim XQ phổi seri để so sanh là rất hữu ích.
CASE 11: Hạch Lympho rốn phổi 2 bên do

Phim X-quang

Lát cắt trên phim CT của bệnh nhân
Bệnh nhân nam 40 tuổi gốc châu Phi không biểu hiện triệu chứng và có phim XQ thường quy như hình 11.1. Chẩn đoán có thể là gì?
XQ cho thấy sự đối xứng ,mở rộng của rốn phổi và hạch bạch huyết trung thất. CT (hình 11.2) giúp khẳng định dấu hiệu này. Nó là biểu hiện điển hình của bệnh sacoid. Các chẩn đoán phân biệt cần nhắc tới là u lympho và bệnh lao nhưng ở các bệnh này các hạch sẽ không đối xứng. Soi phế quản và sinh thiết phổi qua phế quản (tỉ lệ dương tính khoảng 60%) giúp chẩn đoán u hoại tử không đông đặc và các trường hợp nuôi cấy vi khuẩn lao và nấm âm tính. Sinh thiết nhánh phế quản sau mù có thể cho tỉ lệ cao hơn (khoảng 20%) so với các phương pháp khác nhưng tiêu chuẩn vàng vẫn là nội soi trung thất. Tỉ lệ mắc bệnh này ở người gốc châu Phi cao hơn 10 lần so với người da trắng.
CASE 12: Phình tách động mạch chủ ngực

Bệnh nhân nam 60 tuổi được đưa tới phòng cấp cứu sau khi bị đau ngực đột ngột. đây là XQ phổi của bệnh nhân ( hình 12.1). Chẩn đoán là gì?
Phim XQ phổi cho thấy sự giãn rộng của trung thất trên và thấy rõ một khối ở ngay bên dưới, tiếp giáp với quai động mạch chủ. Trong hoàn cảnh lâm sàng này, phẫu tích quai động mạch chủ được loại trừ.

Lát cắt trên phim CT của bệnh nhân
Phim CT ngực của bệnh nhân đã cho thấy sự hiện diện của dấu hiệu phình động mạch tại cung động mạch chủ với huyết khối.
CASE 13: Tràn khí màng phổi 2 bên do thủng ổ loét dạ dày tá tràng.
Nam 80 tuổi, tiền căn COPD, đau thượng vị đột ngột + khó thở. KMĐM thấy toan chuyển hóa

Người đàn ông 80 tuổi này là một người nghiện thuốc lá đang mắc COPD. Hiện tại bệnh nhân có biểu hiện đau thượng vị và khó thở ngày căng tăng. Xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy nhiễm toan chuyển hóa cấp tính. Đây là phim XQ phổi của bênh nhân (hình 13.1). Sự bất thường nhất ở đây là gì?
Phim XQ phổi cho thấy có khí tự do ở dưới cơ hoành phải, bên cạnh đó vòm hoành được đẩy lên cao hơn. Các kả năng có thể xảy ra là loét dạ dày tá tràng thủng hoặc u ác tính đường tiêu hóa hoặc bệnh nhân mới được nội soi/ mở ổ bụng , lọc màng bụng. Cần chụp XQ tư thế đứng để khí tự do có thể tập trung trên cùng ổ bụng (dưới vòm hoành). Bơm 200ml không khí vào dạ dày qua ống thông mũi dạ dày trước khi chụp giúp chẩn đoán tốt hơn đặc biệt ở những trường hợp nghi ngờ.
CASE 14: Vôi hóa phình thất trái

Phim X-quang Ngực thẳng

Phim phổi chụp nghiêng
Bệnh nhân nam 75 tuổi có tiền sử nhồi máu cơ tim vào viện vì nhịp nhanh thất. Đây là các phim XQ phổi thẳng và nghiêng của bệnh nhân ( hình 14.1, 14.2 )
Phim XQ thẳng và nghiêng đều cho thấy một khối tỉ trọng hình cung trong khu vực thất trái. Đây là hình ảnh điển hình của phình thất trái vôi hóa, thường xảy ra thứ phát sau nhồi máu cơ tim. Phương pháp điều trị có thể áp dụng là phẫu thuật cắt bỏ khối phình.
CASE 15: U giả do tràn dịch màng phổi 2 bên + Suy tim + Rãnh liên thùy bé,có vách ngăn

Bệnh nhân nam 60 tuổi có biểu hiện khó thở khi gắng sức, khi nằm, khó thở kịch phát về đêm và hai mắt cá chân bị đau. Đây là phim XQ phổi của bệnh nhân (hình 15.1). Bất thường ở đây là gì và đưa ra chế độ theo dõi, chăm sóc tiếp tục cho bênh nhân.
Phim XQ phổi cho thấy bằng chứng kinh điển của suy tim xung huyết với chứng tim to sự phân nhánh của tĩnh mạch thùy trên phổi và tràn dịch màng phổi 2 bên. Ngoài ra còn có một khối hình trứng nằm ở vùng giữa bên phải và có vẻ như liên quan đến khoang liên sườn. Đây là hình ảnh điển hình của một giả u tràn dịch màng phổi có vách ngăn làm giãn các khoang liên sườn. Điều trị thích hợp sẽ bao gồm lợi tiểu và điều trị suy tim. Một tuần sau điều trị chụp lại XQ có thể thấy u đã biến mất ( hình 15.2).

Phim của bệnh nhân sau 1 tuần điều trị
CASE 16: Tràn khí trung thất + Tràn khí dưới da

Bênh nhân nam 30 tuổi được đưa đến phòng cấp cứu vì đau ngực cấp tính. Đây là phim XQ phổi của bệnh nhân (hình 16.1). Bất thường ở đây là gì?
Phim XQ phổi cho thấy có khí tự do trong trung thất và các mô dưới da nền cổ (hình 16.2). Khí trong trung thất có thể bị gây ra bởi sự mất toàn vẹn của phổi, các đường dẫn khí lớn và thực quản. Các nguyên nhân như chấn thương do tai nạn trước đó (chấn thương kín khi lồng ngực va vào đầu tay lái của xe gắn) hoặc tai biến do dụng cụ thiết bị điều trị (như nội soi) cần được nghi tới. Sự nhiễm khuẩn của các vi khuẩn sinh khí từ khoang miệng và cổ lan xuống cũng có thể gây ra viêm trung thất và dẫn tới tình trạng tràn khí trung thất như đã nói ở trên.
CASE 17: Nam 80 tuổi, tiền căn lao, ho máu lượng lớn đã đặt nội khí quản
Chẩn đoán: U nấm thùy trên phổi phải

Bệnh nhân nam 80 tuổi với biểu hiện ho ra máu dữ dội và đã được đặt nội khí quản. Bệnh nhân có tiền sử là đang điều trị lao nhiều năm trở lại đây. Đây là phim XQ ngực của bệnh nhân ( hình 17.1 )
Phim XQ lồng ngực cho thấy 1 khối tròn như quả bóng với một cái khoang bên trong ( hình liềm chứa khí ) là dấu hiệu đặc trưng của 1 u nấm ( còn gọi là aspergilloma ). Một phim XQ nghiêng có thể cho biết rõ hơn vị trí thương tổn của khối tròn này. Trong điều kiện nhất định 1 trong các khoang sẵn có hay được tạo ra sẽ trở thành nơi trú ngụ của nấm, thường là do nấm Aspergillus fumigatus. Bệnh phổi có hang có thể thứ phát do các bệnh gây xơ
phổi như lao phổi trước đó, bệnh sacoit hay viêm cột sống dính khớp. Ho ra máu ồ ạt có thể xảy ra và chụp mạch phế quản với embolotherapy ( 1 phương pháp chủ động gây tắc 1 động mạch để kiểm soát hoặc ngăn chặn chảy máu ) được tạm trì hoãn. Phẫu thuật cắt bỏ giúp loại bỏ hoàn toàn nhưng có thể dẫn đến dò phế quản - mây phổi. Tuy nhiên, thật không may là hầu hết bệnh nhân đêu có dự trữ phổi không đủ để cho phép phẫu thuật.
CASE 18: Giãn mao mạch - Dị dạng Động - Tĩnh mạch Phổi ( hay Osler -wober - Rendu Disease )

Phim X-quang ngực thẳng

Bệnh nhân nữ 68 tuổi bị chảy máu cam thường xuyên. Đây là XQ lồng ngực của bệnh nhân ( hình 18.1 ). Chẩn đoán là gì?
Phim XQ lồng ngực cho thấy có 1 khối ở vùng dưới phổi phải. Khối có bờ khá mịn và có 2 mạch ( động mạch và tĩnh mạch ) dẫn đến khối này. Chụp CT cho thấy khối này có độ tương phản khá rõ ràng so với vùng xung quanh khẳng định sự hiện diện của dị dạng động tĩnh mạch phổi ( pAVM ). Bệnh này di truyền theo alen trội. Các biểu hiện khác của bệnh bao gồm ở các cơ quan như da, mũi ( chảy máu cam ), hệ thống tiêu hóa ( chảy máu tiêu hóa và bệnh thiếu máu ). Thuyên tắc ngược có thể xảy ra dẫn tới tai biến mạch não và ap-xe não. Chụp mạch phổi và chủ động gây tắc mạch để cầm máu ( embolotherapy ) được khuyến cáo nếu pAVM > 2mm.
CASE 19: Khí phế thũng - Bệnh phổi tắc nghễn mạn tính ( COPD )

Bệnh nhân nữ 80 tuổi có tiền sử khó thở khi gắng sức 5 năm nay và hút khoảng 100 gói thuốc/năm. XQ của bệnh nhân ( hình 19.1 ). Chẩn đoán ở đây là gì?
Trên phim XQ lồng ngực của COPD thường thể hiện hình ảnh của các “bẫy khí”. Các dấu hiệu khác như: các xương sườn nằm ngang, phổi giãn căng ( thông thường, xương sườn số 6 bên phải chia đôi vòm hoành phải ), phổi tăng sáng, các mạch phổi co nhỏ đối xứng 2 bên, tim hình giọt nước, cơ hoành hạ thấp và mất mất độ cong. Nguyên nhân phổ biến của COPD là hút thuốc lá. Tuy nhiên thiếu men a1 - antitrysin cũng có thể gây ra khí phế thũng. Cần tìm ra sự thiếu hụt enzym a1- antitrysin ,nhất là ở những bệnh nhân COPD trẻ tuổi ( < 45 tuổi ) hoặc chứng minh ưu thế cơ bản trên XQ phổi.
P/s: Ở Việt Nam thì tỷ lệ nữ mắc COPD là rất thấp. Do phụ nữ Việt ít hút thuốc lá, thuốc lào, không như các bác nam giới.
Các bạn đọc đến đây thì cũng cố gắng hạn chế thuốc lá thuốc lào nhé.
CASE 20: Chèn ép tim do tràn dịch màng ngoài tim

Bệnh nhân nam 55 tuổi bị sock. Gần đây bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư không thể mổ. Khám lâm sàng thấy tĩnh mạch cổ nổi to và tiếng tim bị nghẹt lại. Đây là phim XQ lồng ngực của bệnh nhân ( hình 20.1 ). Chẩn đoán là gì?
Beck đã mô tả về tổ hợp 3 triệu chứng: hạ huyết áp, tiếng tim bị bóp nghẹt, áp lực tĩnh mạch cảnh tăng cao do chèn ép tim do tràn dịch màng ngoài tim. Chọc dò màng ngoài tim được thực hiện ngay lập tức nhằm cứu sống bệnh nhân. Nguyên nhân phổ biến của tràn dịch màng ngoài tim bao gồm: khối u ác tính, suy tim xung huyết, bệnh lao, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Dressler, tăng ure huyết ( uremia). Trên phim XQ cho thấy hình ảnh tim bị
giãn rộng thành một hình cầu lớn điển hình của tràn dịch màng ngoài tim nặng. Ngoài ra còn thấy một khối trong phổi phải phù hợp với một ung thư phổi nguyên phát
CASE 21: Suy tim giai đoạn cuối

Đây là hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân nam, 65 tuổi, đã có tiền sử lâu dài bị khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm và phù mắt cá chân hai bên. Có nên tiến hành chọc dò màng phổi ở bệnh nhân này không?
w
TIM QUÁ TO DO BỆNH LÝ VAN TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
Hình ảnh X-quang ngực cho thấy hình ảnh bóng tim quá to (chỉ số tim ngực bình thường là nhỏ hơn 0.5). Cả 2 góc sườn hoành đều tăng sáng vì phổi được thông khí, không giống như bệnh nhân đang có tình trạng tràn dịch màng phổi. Carina bị rộng ra cho thấy tâm nhĩ trái to ra vì bệnh lý van 2 lá nghiêm trọng. Vì vậy không nên chọc dò màng phổi ở bệnh nhân này. Cách đơn giản để xác định có tràn dịch màng phổi hay không là chụp phim X-quang ngực khi bệnh nhân nằm ngiêng một bên. Dịch chảy tự do sẽ có hình ảnh xếp lớp (hình 21.2). Tuy nhiên, nếu không thấy có sự xếp lớp như vậy thì cũng không loại trừ là không có dịch màng phổi vì có thể dịch bị khu trú bởi tình trạng mủ màng phổi.
CASE 22: VIÊM PHỔI NẶNG

Đây là hình ảnh X-quang ngực của một phụ nữ 75 tuổi bị suy hô hấp cấp. Bệnh nhân bị sốt, ho và đàm có mủ đã 2 tuần nay. Chẩn đoán là gì?
Phim X-quang ngực thấy có hình ảnh những đám mờ cùng với khí phế quản đồ ở cả hai phế trường. Đó là hình ảnh đặc trưng của viêm phổi nặng nhiều thùy. Các tác nhân điển hình là Streptococcus pneumonia, Legionella,Vi khuẩn Gram âm như Klebsiella và Pseudomonas aeroginosa. Ở Đông Nam Á, còn có thể gặp Burholderia pseudomallei (gây ra bệnh Melioidosis, còn được gọi là bệnh Whitmore). Việc điều trị đòi hỏi phối hợp các kháng sinh ngoài đường tiêu hóa, thường sử dụng beta lactams cộng với macrolide hoặc fluoroquinolone. Tiên lượng bệnh không chỉ phụ thuộc vào mức độ biểu hiện bệnh mà còn phụ thuộc tuổi, sự phối hợp bệnh, chẳng hạn như ung thư, tim mạch, gan, thận, và đột quỵ. Viêm phổi ở bệnh nhân này đã được xác định là do Legionella.
CASE 23: Viêm phổi kẽ do Pneumocystis carinii (PCP)

Đây là hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân nam, 30 tuổi, bị ho, khó thở và sụt cân trong khoảng 4 tháng nay. Chẩn đoán gần đúng nhất là gì? Dấu hiệu nào có ích nhất?
X-quang ngực cho thấy hình ảnh thâm nhiễm và hình ảnh khí phế quản đồ 2 bên rốn phổi. Kích thước tim bình thường. Không có đường Kerley B hoặc dấu hiệu của sự phân bố mạch máu ở thùy trên. Tất cả đều là dấu hiệu đặc trưng của PCP. PCP là bệnh lý nhiễm trùng cơ hội đe dọa cuộc sống bệnh nhân HIV thường thấy nhất. Nhiễm nấm Candida ở miệng cũng là nhiễm trùng cơ hội thường thấy ở bệnh nhân HIV. Nhiễm nấm Candida ở miệng có thể được tìm thấy ở những bệnh nhân trẻ tuổi bị viêm phổi, và đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt tế bào miễn dịch lympho T. PCP có thể được chẩn đoán bằng cách cảm ứng đàm hoặc rửa phế quản phế nang. Lưu ý rằng có khoảng 10% bệnh nhân PCP có hình ảnh X-quang bình thường.
CASE 24: U khí quản do carcinoma ( Ung thư biểu mô ) nang dạng tuyến + Hạch rốn phổi 2 bên

Đây là hình ảnh X-quang của một phụ nữ trung niên không hút thuốc lá, gần đây đã được chẩn đoán, điều trị hen suyễn và có đáp ứng chút ít. Chẩn đoán gì trên X-quang này?
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán hen suyễn nên được chụp phim X-quang ngực. Thêm vào đó là để tìm kiếm hình ảnh tràn khí màng phổi và thâm nhiễm phổi thoáng qua, và cũng nên chú ý đến hình ảnh khí quản trên phim. Bất kỳ sự tắc nghẽn nào đối với đường thở lớn cũng đều có thể tạo nên tiếng khò khè (wheeze). Nếu sự tắc nghẽn ở đoạn cao, đó là đường dẫn khí trên ngực (thượng thanh môn, thanh môn, hạ thanh môn), sẽ nghe được tiếng rít (stridor), xảy ra trong thì hít vào. Trái ngược lại là ran ngáy xuất hiện kinh điển trong thì thở ra và là do sự tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ. Phim X-quang này cho thấy một chỗ phình ra ở thành bên khí quản đoạn giữa do một khối u gây ra(hình 24.2). Đó có thể là carcinoma tế bào vẩy, di căn, carcinoma dạng nhày, carcinoma nang dạng tuyến, u tuyến nội tiết thần kinh (carcinoid).

Nội soi phế quản bằng ống mềm ở bệnh nhân này cho thấy một khối u ở đoạn giữa khí quản (hình 24.3) và kết quả sinh thiết là ung thư biểu mô nang dạng tuyến (mức độ ác tính thấp).
CASE 25: Sonde dạ dày ở vị trí bất thường

Đây là hình ảnh X-quang ngực thường quy của một bệnh nhân ở khoa ICU bị viêm phổi sặc. Kể tên những bất thường rõ ràng nhất.
Đầu sonde dạ dày đúng ra phải được nhìn thấy trong bóng hơi dạ dày. Nhưng trong trường hợp này, sonde dạ dày lại cuộn lại ở tâm vị thực quản và kết thúc ngược lên ở đoạn giữa thực quản (hình 25.2). Khi cho bệnh nhân ăn có thể sẽ gây ra hậu quả chết người. Phim X-quang ngực cho thấy có sự thâm nhiễm ở thùy dưới phổi phải, vị trí đặc thù cho viêm phổi sặc.
CASE 26: Catheter tĩnh mạch trung tâm bên phải ở vị trí bất thường

Đây là hình ảnh X-quang ngực thường quy ở bệnh nhân sau khi được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm ở hạ đòn.
Có thể thấy rất rõ sự bất thường đó là đầu ống catheter tĩnh mạch trung tâm ở hạ đòn phải uốn ngược lên trên về phía tĩnh mạch cảnh trong thay vì phải đi thẳng xuống dưới hướng về tĩnh mạch chủ trên. Thêm vào đó là thấy có sự sưng nề mô mềm ở vùng cổ bên phải và sự phình rộng của trung thất trên. Bệnh nhân này đã từng có bệnh lý đông máu nghiêm trọng và sự cố gắng luồn catheter tĩnh mạch trung tâm đã gây ra khối máu tụ ở cổ rồi lan xuống phía dưới gây nên khối máu tụ ở trung thất. Vì vậy bệnh nhân cần được đặt nội khí quản để bảo đảm đường thở.
CASE 27: Da cit phdi trai

Day la hinh anh X-quang nguc cua mot benh nhan khong co trieu chung benh nhung co tien su mo nguc truoc.
Tren X-quang nguc co hinh anh tring xoa ding nhit toan bo ling nguc trai. Cin chin doan phan biet do la xep phii trai hay la phii trai da duoc cit bo truoc day rii. Su nang len cua bong hoi da day va su lech sang phai cua trung thit da loai tru tinh huing tran dich mang phii trai. Su hien dien cua nhung cai ghim phau thuat o ben nguc trai va vung lan can cua phi quan gic trai cho thiy rit co thi day la hinh anh cua phii trai da bi cit (hinh 27.2).

Hình 27.2
CASE 28: Xẹp phổi trái do u bít tắc phế quản gốc trái

Đây là hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân mới xảy ra khó thở và ho ra máu gần đây. Chẩn đoán X-quang ở bệnh nhân này là gì?
Xem lại case 27. Trên X-quang ngực có hình ảnh trắng xóa đồng nhất toàn bộ lồng ngực trái. Trong trường hợp này, có sự giảm thể tích phổi trái cùng với sự lệch trung thất về bên trái, sự co rút của khung sườn trái và sự nâng lên của cơ hoành trái. Nội soi bằng ống soi mềm cho thấy gần như phế quản gốc trái bị bít tắc bởi một khối u (ung thư biểu mô dạng nhày, hình 28.2).

Hình 28.2
Khối u đã được cắt bỏ bằng laser và phục hồi lại sự thông khí cho phổi trái.
CASE 29: Di căn xương + Viêm phổi hít thùy dưới phổi phải

Một người đàn ông cao tuổi gần đây bị sụt cân và thấy đau xương. Trên phim X-quang ngực thấy rõ nhất những bất thường nào? Liệt kê các chẩn đoán phân biệt có thể có.
Tăng độ dày và sự loang lỗ của xương vì có sự di căn từ ung thư biểu mô tuyến tiền liệt. Chẩn đoán phân biệt là bệnh Paget hoặc là bệnh nhiễm fluoro. Ung thư vú hoặc lymphoma cũng có thể gây ra biểu hiện tương tự. X-quang ngực cho thấy có tràn dịch thùy dưới phổi phải, viêm phổi sặc, thường gặp ở ung thư giai đoạn cuối.
CASE 30: Xẹp thùy trên phổi phải - Dấu hiệu “CHỮ S VÀNG” -(GOLDEN’S S Sign) .

Một người đàn ông cao tuổi gần đây có ho ra máu. Liệt kê những dấu hiệu X-quang.
Có sự tăng đậm độ đồng nhất ở vùng trên bên phổi phải và sự nâng lên của rãnh ngang (rãnh liên thùy bé - transverse fissure). Thay vì rãnh ngang là một đường thẳng thì ở đây rãnh bị lồi lên ở giữa tạo nên hình chữ S. Golden đã mô tả dấu hiệu này và giải thích rằng thùy trên phổi bị xẹp do một cái khối ở rốn phổi phải và điều đó giải thích cho hình ảnh lồi lên ở giữa của rãnh ngang.
CASE 31: Lao kê

Bệnh nhân đái tháo đường bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. Mô tả những bất thường trên X-quang ngực.
X-quang ngực cho thấy những hạt kê lan tỏa khắp hai phế trường (đường kính dưới 2mm) do lao kê. Những chẩn đoán phân biệt có thể là nhiễm thủy đậu trước đây, nhiễm nấm Histoplasma và bệnh bụi phổi silic. Khai thác bệnh sử có đi đến những vùng dịch tễ hoặc bệnh sử nghề nghiệp sẽ giúp phân biệt được các nguyên nhân gây ra. Một nguyên nhân hiếm gặp cũng có thể cho hình ảnh X-quang như trên là bệnh vi sỏi phế nang.
CASE 32: Tăng áp động mạch phổi nguyên phát

Mô tả hình ảnh X-quang ngực của một bệnh nhân nữ 25 tuổi bị mệt và khó thở trong mấy năm qua.
Bệnh nhân này có đầy đủ những đặc điểm lâm sàng và hình ảnh X-quang đặc trưng ở một bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi nguyên phát. Động mạch phổi to ra cùng với sự to ra của buồng nhĩ phải. Bình thường đường kính động mạch phổi phải đoạn xuống nhỏ hơn 16mm đối với nam và nhỏ hơn 15mm đối với nữ. Cả hai phế trường “sạch” và thể tích phổi bình thường thì không thể nào gây ra bệnh phổi cũng như tăng áp động mạch phổi. Nguyên nhân khác cũng nên được loại bỏ là bệnh tim bẩm sinh và nghẽn tắc động mạch phổi mạn tính do huyết khối.
CASE 33: Vỡ động mạch chủ do chấn thương - gãy xương sườn

Đây là hình ảnh X-quang của một bệnh nhân nam trung niên đang lái xe thì bị một xe khác tông vào từ phía sau làm ông ta đau nhức nhói ở ngực.
Hình ảnh X-quang cho thấy sự rộng ra của trung thất trên, sự mất đi cung động mạch chủ và sự xóa đi cửa sổ động mạch chủ-phổi. Có hình ảnh mũ đỉnh trái, đó là do máu ở trung thất dò xuống khoang màng phổi trái. Khí quản bị đẩy lệch sang phải và phế quản gốc trái bị đẩy xuống. Xương sườn thứ 5 và thứ 6 bên trái bị gãy. Đôi khi còn có tràn máu màng phổi trái. Đó là những đặc điểm đặc trưng của vỡ động mạch chủ do chấn thương, thường xảy ra ở phía ngoài của dây chằng động mạch.
CASE 34: Giãn phế quản thùy dưới 2 bên

Phim X-quang ngực thẳng

Lát cắt phim CT của bệnh nhân
Chẩn đoán gì cho bệnh nhân nữ trung niên bị ho mạn tính nhiều năm nay?
Hình ảnh X-quang cho thấy có sự thâm nhiễm đặc biệt ở thùy giữa phổi phải và thùy dưới phổi trái. Hình ảnh “vòng nhẫn” và “đường ray” cho thấy sự giãn và sự dày lên của đường thở. Việc tìm lại những tấm phim X-quang đã được chụp trước đây sẽ cho thấy được tình trạng bệnh mạn tính này. Một cách chẩn đoán giãn phế quản được chấp nhận đó là cắt lớp vi tính ngực độ phân giải cao với những lát cắt rất mỏng (1-2mm) cho thấy sự giãn đường thở ở thùy dưới phổi trái. Chụp X-quang phế quản ngày nay rất ít sử dụng.
CASE 35: Nốt đơn độc thùy trên phổi phải

Phim X-quang Ngực thẳng

Lát cắt phim CT ngực của bệnh nhân
Mô tả những bất thường trên X-quang ngực ở bệnh nhân trung niên có hút thuốc lá và không có triệu chứng bệnh.
X-quang ngực cho thấy một nốt đơn độc 1.5cm ở thùy trên phổi trái (hình 35.2). Nốt phổi đơn độc được mô tả là một cái nốt đơn độc (đường kính dưới 4cm) được bao quanh bởi nhu mô phổi bình thường. Các chẩn đoán phân biệt có thể là giả nốt (như mụn thịt, bóng núm vú, tổn thương xương), ung thư phổi nguyên phát, di căn đơn độc, u hạt, dị dạng động tĩnh mạch, giả u, harmatomas. Ở bệnh nhân này, hình ảnh X-quang ngực cách đây một năm không thấy có bóng mờ. Cắt lớp vi tính ngực cho thấy nốt đơn độc này không bị vôi hóa và rìa có gai cho thấy khả năng ác tính cao. Mở ngực và sinh thiết phổi cho kết quả ung thư phổi giai đoạn 1 (ung thư tế bào tuyến)

Nguồn: http://678.com.vn

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Chụp XQ khi mang thai

Chỉ định chụp XQ khi mang thai

Theo hướng dẫn của ACOG



Các hướng dẫn sau đây đối với khảo sát bằng tia X hoặc phơi nhiễm trong thai kỳ được đề nghị: 

1. Phụ nữ nên được tư vấn là phơi nhiễm tia X từ một thủ thuật chẩn đoán duy nhất không đem lại tác dụng có hại trên thai. Cụ thể, phơi nhiễm thấp hơn 5 rad không liên quan đến tăng bất thường ở thai hay mất thai.


2. Sự lo lắng về các ảnh hưởng của phơi nhiễm tia ion hóa liều cao không nên ngăn cản thủ thuật tia X có chỉ định về mặt y khoa được thực hiện ở một phụ nữ có thai. Trong thai kỳ, các thủ thuật hình ảnh khác không liên quan đến tia xạ ion hóa (ví dụ như siêu âm, MRI) nên được xem xét thay cho tia X nếu phù hợp.


3. Siêu âm và MRI không liên quan đến tác dụng có hại trên thai nào được biết.


4. Tham vấn với một chuyên gia về tính toán liều (phơi nhiễm) có thể có ích trong việc tính liều trên thai khi nhiều thủ thuật tia X được thực hiện trên một bệnh nhân có thai.


5. Sử dụng iod đồng vị phóng xạ là chống chỉ định cho trị liệu trong thai kỳ.


6. Các thuốc cản quang và cản từ không có khả năng gây hại và có thể có ích cho chẩn đoán, nhưng những thuốc này nên dùng trong thai kỳ chỉ khi các lợi ích khả dĩ "biện hộ" được cho những nguy cơ tiềm tàng cho thai.



Nguồn: http://bacsinoitru.vn

8 dấu hiệu sớm dự báo có thai

8 dấu hiệu sớm dự báo có thai

Bạn tự hỏi liệu mình có mang thai? Làm test kiểm tra là cách để bạn biết chắc chắn. Nhưng quá sớm để cho một kết quả chính xác? Bạn có thể chú ý những dấu hiệu mang thai gồm mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều và căng ngực. Sau đây là một số lời khuyên để nhận biết các triệu chứng nếu bạn đang muốn có thai.


Làm test kiểm tra là cách để bạn biết chắc chắn. Nhưng quá sớm để cho một kết quả chính xác?
Ảnh: wikiHow

1. Mệt mỏi
Gil Gross, chuyên gia sản phụ từ trường đại học y khoa Washington ở Louis nói “Mệt mỏi quá sức, không lý do là dấu hiệu phổ biến nhất của mang thai giai đoạn đầu”

Donnica Moore, chuyên gia về sức khỏe của phụ nữ ở Far Hills, N.J cũng bổ sung: “Đừng coi mệt mỏi đồng nghĩa với quá nhiều caffein nếu đó là sự tình cờ bạn có thai. Hãy nghe cơ thể bạn, nghĩ đơn giản, và cố gắng nghỉ ngơi”


Mệt mỏi quá sức, không lý do là dấu hiệu phổ biến nhất của mang thai giai đoạn đầu
Ảnh: wikiHow

2. Sợ thức ăn

Nếu việc mở tủ lạnh làm bạn khó chịu và thậm chí bạn không thể quay lại nhà hàng Trung Quốc nếu không có khẩu trang, rất có thể bạn đã có thai. Rất sợ thức ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai sớm. Moore nói: “Điều này gây ra bởi sự tăng nồng độ hormon beta- hCG. Và cách tốt nhất bạn có thể cải thiện điều này là tránh các tác nhân đó”.


Rất sợ thức ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai sớm
Ảnh: wikiHow

3. Nhậy cảm với các loại mùi
Các mùi mà trước đây bạn không bao giờ hài lòng (như khói thuốc lá) và thậm chí đã từng thích (như mùi nước hoa của chồng bạn) có thể làm bạn buồn nôn trong giai đoạn sớm này. Moore phát biểu: “Đối với một số phụ nữ, đây có thể dấu hiệu báo sớm cho bạn biết rằng bạn đang có thai. Đó là kết quả của việc tăng nồng độ hormone. Không may rằng, “không có cách gì thực sự giúp bạn ngoại trừ việc tránh các tác nhân đó đặc biệt là khói thuốc lá, không tốt cho sức khỏe của thai nhi”


Nhậy cảm với các loại mùi có thể dấu hiệu báo sớm cho bạn biết rằng bạn đang có thai
Ảnh: wikiHow

4. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu đầu chỉ ra rằng bạn đang có thai. Nguyên nhân cũng do tăng hormon.
Buồn nôn và nôn trong khoảng 19 tuần đầu chứng tỏ thai phụ đang trải qua kì mang thai thứ nhất. “Ốm nghén là tín hiệu tốt”, bởi nồng độ beta-hCG đang tăng, thai đang phát triển.”

Khi có sự thay đổi trong việc ăn uống của bạn. “Điều này không dẫn đến dạ dày của bạn trống rỗng. Cất bánh xốp ở giường và ăn chúng trước khi bạn ra khỏi giường vào buổi sáng”. Đó cũng là một cách tốt cho việc ăn ít một, chia thành nhiều bữa hơn trong ngày và ăn thêm trước khi đi ngủ. Tuy nhiên kẹo vị chanh leo và vị ngọt cũng dễ gây buồn nôn.

Vitamin cung cấp cho bào thai cũng có thể là nguyên nhân ngây buồn nôn cho bà mẹ. Moore nói: “Không uống vitamin khi dạ dày trống. Nhiều người cảm thấy đỡ hơn nếu họ uống thuốc vào buổi đêm hoặc với bữa tối.”

Nếu bạn thường xuyên bị nôn, hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng của bạn.


Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu đầu chỉ ra rằng bạn đang có thai
Ảnh: wikiHow
5ng và sưng quầng vú.

Sự thay đổi của quầng vú có thể là dấu hiệu khác của mang thai. “Cách tốt nhất để cải thiện là mặc áo lót. Áo ngực thể thao có thể giúp bạn


Sự thay đổi của quầng vú có thể là dấu hiệu khác của mang thai
Ảnh: wikiHow

6. Tiểu thường xuyên.


Xavier Pombar, Do, bác sĩ sản ở trung tâm y tế đại học Rush ở Chicago nói: “Trong giai đoạn đầu mang thai, tử cung to và đẩy bàng quang lên, làm bạn đi tiểu thường xuyên.”

“Không có cách nào tránh điều này, nhưng đi tiểu đúng giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Ông nói thêm “Bạn sẽ có thể vẫn phải dậy ít nhất một lần để đi tiểu”


Trong giai đoạn đầu mang thai, tử cung to và đẩy bàng quang lên, làm bạn đi tiểu thường xuyên.
Ảnh: wikiHow

7. Khó thở

Một vài phụ nữ cảm thấy khó thở nhẹ khi ho trong lần mang thai đầu và thậm chí cả những lần mang thai khác. “Bởi vì bạn cần thêm oxy cho bào thai phát triển. Sẽ khó thở hơn trong những tuần tiếp theo của thai kì nhưng không coi nhẹ là triệu chứng bình thường của việc mang thai”

Báo với bác sĩ nếu bạn thấy phiền hay nếu bạn có bất cứ những thứ sau:
- Đột nhiên khó thở mà không liên quan đến vận động.
- Đau khi hít thở.
- Cảm giác khó thở tồi tệ hơn khi bạn nằm.

Đó có thể là những triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.


Một vài phụ nữ cảm thấy khó thở nhẹ khi ho trong lần mang thai đầu và thậm chí cả những lần mang thai khác
Ảnh: wikiHow

8. Thay đổi sinh lý 
Rất có thể mang thai nếu bạn có quan hệ tình dục mà không có biện pháp hỗ trợ tránh thai, lúc đó nên đi khám. Những thay đổi trong màu sắc âm đạo và tử cung mềm hơn bình thường sẽ giúp những nhà lâm sàng (bác sĩ) đầy kinh nghiệm có thể chẩn đoán trong khi thăm khám hố chậu.

“Nhớ rằng trên đây chỉ là những dấu hiệu của giai đoạn đầu mang thai, cũng có thể chúng là triệu chứng của những bệnh khác ví dụ như của hội chứng tiền kinh nguyệt. Dấu hiệu có thai đáng tin nhất là mất kinh nếu kinh nguyệt của bạn bình thường”


Dấu hiệu có thai đáng tin nhất là mất kinh nếu kinh nguyệt của bạn bình thường
Ảnh: wikiHow
Quỳnh Nguyễn
HMU English Club
Theo: WebMD

U nang buồng trứng

U NANG BUỒNG TRỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.


Khối u buồng trứng có mấy loại?
U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:

  • Theo tích chất khối u:
  • Theo kích thước hay hình dạng khối u:
  • Theo bản chất lành hay ác tính:
  • Theo hình ảnh qua siêu âm

U nang buồng trứng có những triệu chứng gì và chẩn đoán bằng cách nào?
Các triệu chứng có thể gặp:

  • Sờ thấy khối u trên bụng.
  • Đau bụng.
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng.
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.


U nang buồng trứng có cần được điều trị không?
Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lân cận.
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.



Các phương pháp điều trị:
Đối với u nang buồng trứng cơ năng thì không cần điều trị, chỉ cần theo dõi từ 3-6 vòng kinh, nếu u nang BT cơ năng thì tự mất đi.
Đối với u nang BT thực thể thì điều trị phẫu thuật là chủ yếu. Nếu không điều trị sẽ có nhiều bién chứng: Xoắn, K hoá. Vì vậy khi đã chẩn đoán là u nang thực thể nên mổ cắt bỏ u sớm.

  • Nang nước: Gặp ở người lớn tuổi nên cắt cả 2 buồng trứng.
  • Nang nhầy: Cần cắt bỏ sớm cả 2 BT để tránh nhầy tái phát
  • Nang bì: Cắt bỏ u. Cố gắng bảo tồn nhu mô lành
  • Nang ở người có thai: Nếu có chỉ định giữ thai nên mổ cắt u vào tháng thứ tư, nếu có biến chứng thì mổ khẩn bất kì tuổi thai vào khoảng nào.
  • Nếu nang buồng trứng 02 bên ở người trẻ tuổi còn nhu cầu sinh đẻ cần bóc tách khối u và bảo tồn tối dâ phần bình thường còn lành và vòi trứng.

Với UNBT có bề mặt sần sùi, có dấu hiệu nứt vỡ ở bệnh nhân > 40tuổi cần sinh thiết tức thì để đề phòng K. Nếu UNBT phát triển xâm lấn dây chằng rộng thì phẫu thuật cần bóc khối u và tránh làm tổn thương niệu quản, hệ động mạch chậu, BQ và trực



Kết luận:
U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể đây là khối ung thư cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức năng cho người phụ nữ. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh. Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh. Cuối cùng, khi phát hiện u nang buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho người phụ nữ.


Nguồn: sinhcontheoymuon.vn

Kinh nguyệt

CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHU KÌ KINH NGUYỆT


Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không chỉ là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều chị em, mà những vấn đề bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Tìm hiểu các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, sẽ giúp các chị em có những thông tin cần thiết để có những giải pháp ứng phó và khắc phục kịp thời.


Các vấn đề về chu kì kinh nguyệt


Các vấn đề hay gặp về chu kỳ kinh nguyệt

Theo ý kiến của các chuyên gia: Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thời gian khoảng từ 22- 35 ngày. Lượng máu trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt khoảng từ 20 – 80ml. Máu kinh của nữ giới thường có màu đỏ sậm.
Tuy nhiên, một số nữ giới thường gặp phải các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: Kinh nguyệt thưa, kinh nguyệt dày, rong kinh, thống kinh, tắc kinh… Những biểu hiện của các vấn đề bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: kinh nguyệt thất thường, đến sớm hoặc đến muộn, lượng máu kinh quá ít hoặc rất nhiều, đau bụng kinh… Sau đây là những phân tích cụ thể về những vấn đề của chu kỳ kinh nguyệt như sau:


Chu kỳ kinh nguyệt thưa

Chu kỳ kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những vấn đề mà rất nhiều nữ giới thường xuyên gặp phải. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài khoảng từ 22 – 35 ngày và số lượng máu kinh trung bình từ 20 – 80ml. Tuy nhiên với những nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt thưa, thì thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài quá 35 ngày. Thậm chí, một số chị em còn có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tới hai tháng và lượng máu kinh trong các kỳ kinh nguyệt rất ít (thường gọi là kinh nguyệt ra ít).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt thưa, trong đó bao gồm:
- Tuyến yên và tuyến đồi có thể chi phối trực tiếp hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vây, khi hoạt động của tuyến yên và tuyến đồi dưới trong não bộ bất thường, có thể dẫn tới tình trạng thưa kinh.
- Tâm lý căng thẳng: Theo các chuyên gia, tâm lý căng thẳng mệt mỏi khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả, buồng trứng của nữ giới cũng không ngoại lệ. Đồng thời, cẳng thẳng kéo dài còn có thể dẫn tới việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn tới tình trạng thưa kinh.
- Hoạt động của buồng trứng kém hiệu quả: Nếu buồng trứng của bạn bị đa nang hoặc trứng ít rụng, có thể dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt bị thưa.
- Vấn đề thể chất: Muốn duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khỏe mạnh, nữ giới cần có một sức khỏe tốt và cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không hợp lý, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt thưa.
Kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những biểu hiện cho thấy tỷ lệ thụ thai của các chị em bị giảm và còn tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất cao.


Chu kỳ kinh nguyệt dày

Chu kỳ kinh nguyệt dày hay còn gọi là đa kinh, đây được hiểu là hiện tượng nữ giới có thời gian diễn ra một chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới ba tuần, và lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường tiết ra với số lượng lớn trên 80 ml (thường hay gọi là ra nhiều kinh).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng kinh nguyệt dày là: Nang noãn của nữ giới trưởng thành quá sớm do rối loạn nội tiết tố, các bệnh về buồng trứng, vấn đề tâm lý, thể chất và môi trường sống…


Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Rong kinh)

Rong kinh là một trong những hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Biểu hiện của hiện tượng rong kinh gồm có: Kinh nguyệt kéo dài trên bảy ngày và số lượng máu kinh trên 80ml.
Có hai loại rong kinh là: Rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.
- Rong kinh cơ năng là hiện tượng thường diễn ra vào giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn tới rong kinh cơ năng chủ yếu là do: Trong hai giai đoạn này, nội tiết tố của nữ giới hoạt động không ổn định, dẫn tới những hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
- Rong kinh thực thể: Là một trong những biểu hiện của các dạng tổn thương trong cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm: Cổ tử cung, tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể nếu không được điều trị sớm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn có thể dẫn vô sinh ở nữ giới.


Thống kinh

Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh, đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh có nhiều mức độ khác nhau. Một số chị em chỉ gặp phải những cơn đau âm ỉ khó chịu. Một số lại phải hứng chịu những cơn đau dữ dội đến choáng ngất.
Đau bụng kinh có hai loại bao gồm đau bụng kinh cơ năng và đau bụng kinh thực thể.
- Đau bụng kinh cơ năng: Chủ yếu diễn ra trong giai đoạn nữ giới ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn nữ giới có đặc điểm nội tiết tố phát triển không ổn định, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt thất thường và kèm theo thống kinh.
- Đau bụng kinh thực thể: Theo các chuyên gia, đau bụng kinh cơ năng chủ yếu diễn ra trong khoảng ba năm đầu và ba năm cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu ngoài thời điểm đó mà bạn vẫn bị đau bụng kinh thường xuyên, thì đó là rong kinh thực thể. Rong kinh thực thể được hiểu là hiện tượng rong kinh diễn ra do những tổn thương tại tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.


Không có chu kỳ kinh nguyệt

Theo các chuyên gia, vô kinh là hiện tượng nữ giới đã bước vào tuổi trưởng thành mà vẫn không có kinh nguyệt, hoặc đã từng có kinh nguyệt nhưng 6 tháng liền không xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.
Có hai loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng nữ giới bẩm sinh không có chu kỳ kinh nguyệt, do không có sự phóng noãn trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn tới vô sinh nguyên phát thường do những tổn thương thực thể tại vùng đồi dưới của não bộ hoặc cơ qua sinh dục kém phát triển. Tùy theo nguyên nhân của vô kinh nguyên phát, mà có những biện pháp điều trị riêng biệt như: Vật lý trị liệu, cân bằng tâm lý, tiểu phẫu hoặc sử dụng thuốc kích thích phóng noãn….
Vô kinh thứ phát là hiện tượng nữ giới đã từng có kinh nguyệt, nhưng vì lý do nào đó mà 6 tháng liền không có chu kỳ kinh nguyệt trở lại. Vô kinh thứ phát chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như: Những bệnh lý tại tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, tuyến yên...Hoặc từ những nguyên nhân như: Căng thẳng kéo dài, dinh dưỡng không hợp lý, nội tiết tố không ổn định, thiếu máu, nhiễm độc mãn tính…
Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có mối quan hệ mật thiết với khả năng sinh sản của các chị em. Chính vì vậy khi gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới nên chủ động đi khám và điều trị. Ngoài ra, khám phụ khoa 6 tháng một lần cũng là giải pháp giúp nữ giới phát hiện ra các bất thường và có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể.


Nguồn: http://bacsinoitru.vn

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Quy trình chụp XQ tuyến vú sàng lọc ung thu vú


Quy trình chụp XQ tuyến vú sàng lọc ung thu vú


Chẩn đoán xác định ung thư vú chủ yếu dựa vào bộ ba kinh điển: triệu chứng lâm sàng, chụp X quang tuyến vú và xét nghiệm tế bào học.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Mạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng đưa ra khuyến cáo tương tự với Trường Sản và Phụ Khoa Hoa kỳ về việc sàng lọc ung thư vú. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng kêu gọi chụp tuyến vú 1 – 2 năm/lần bắt đầu từ độ tuổi 40. Hướng dẫn qui trình chụp vú sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư vú

Đối tượng sàng lọc

- Phụ nữ trên 40 tuổi.

- Các trường hợp nghi ngờ có khối u vú, kể cả nam giới (1% các trường hợp)

- Các trường hợp có tiền sử người thân trong gia đình đã từng bị ung thư vú, phụ nữ không có con hoặc có con đầu sau 30 tuổi.

Thời điểm chụp tuyến vú

- Nửa đầu chu kì kinh nguyệt, hoặc bất kỳ ngày nào ở phụ nữ mãn kinh.

Quy trình chụp tuyến vú

- Tư thế chụp: thường chụp ở tư thế chếch (MLO) và tư thế thẳng (CC). Trong một số trường hợp, để bộc lộ rõ hơn tổn thương có thể phối hợp thêm các tư thế khác.

- Kết quả được đọc và hội chẩn bởi bác sỹ chuyên khoa về tuyến vú.

- Trường hợp cần thiết sẽ được làm các xét nghiệm cần thiết bổ sung như siêu âm, chụp MRI hoặc sinh thiết

Kết quả chụp tuyến vú

Dựa theo những hình ảnh thu được, kết quả chụp tuyến vú được phân tích và kết luận theo theo tiêu chuẩn BIRADS của Hoa Kỳ, gồm 6 nhóm hình thái:

BIRADS 1: không phát hiện ra tổn thương.

BIRADS 2: tổn thương có tính chất lành tính.

BIRADS 3: tổn thương nghi ngờ lành tính

BIRADS 4: tổn thương nghi ngờ ác tính

BIRADS 5: tổn thương có tính chất ác tính.

BIRADS 6: tổn thương đã được khẳng định ác tính bằng kết quả giải phẫu bệnh.

Với kết quả BIRADS 1 hoặc 2, chỉ cần theo dõi định kỳ, không cần làm thêm các xét nghiệm. Với kết quả BIRADS 3 thì cần thực hiện các thăm khám, xét nghiệm bổ sung, đặc biệt là sinh thiết. Các kết quả BIRADS 4, 5, 6 cần can thiệp ngoại khoa và các phương pháp phối hợp.


Bs. Lưu Hồng Nhung
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: bmir.vn

Phát hiện sớm ung thư vú bằng chẩn đoán hình ảnh

Phát hiện sớm ung thư vú bằng chẩn đoán hình ảnh

Ung thư vú là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở nữ giới. Khi có biểu hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn với khả năng chữa khỏi rất thấp. Ung thư vú có thể phát hiện sớm từ khi chưa biểu hiện triệu chứng bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.


Ở giai đoạn sớm của bệnh, ung thư vú có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện sớm ung thư vú, mỗi năm sẽ có rất nhiều phụ nữ được cứu sống. Chính vì vậy, việc sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để thăm khám định kỳ sàng lọc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. Bài viết này đề cập đến những phương tiện chẩn đoán hình ảnh dùng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.




1. Chụp x quang vú (mammography)

Chụp X- quang vú là phương tiện dùng trong sàng lọc phát hiện bệnh lý tuyến vú nói chung cũng như ung thư vú nói riêng. Chụp x quang được khuyến cáo cho những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Nhưng người khỏe mạnh, không có yếu tố nguy cơ nên chụp x quang vú 1 – 2 lần/ năm. Chụp x quang kiểm tra sức khỏe được thực hiện ở hai tư thế thường quy là thẳng trên dưới và tư thế chụp chếch. Khi phát hiện tổn thương có thể chụp thêm các tư thế khác để bộc lộ rõ hơn.

Những thế hệ máy chụp x quang vú hiện nay có liều chiếu xạ khá thấp với liều khoảng 0,1 đến 0,2 Rad một lần chụp. Nhiều người lo lắng về mức độ nhiễm xạ qua các lần chụp x quang vú nhưng những nghiên cứu về phóng xạ đã chứng minh liều chụp x quang vú là an toàn và không hề tăng nguy cơ ung thư vú. Một bệnh nhân ung thư vú phải điều trị tia xạ sẽ nhận một liều xạ khoảng 5000 Rad. Nếu một phụ nữ chụp x quang vú mỗi năm một lần từ sau tuổi 40 liên tục đến năm 90 tuổi, người này sẽ nhận một liều chiếu xạ khoảng 20 – 40 Rad.

Kết quả chụp sẽ thể hiện trên phim chụp và đọc kết quả bởi các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh.


a. Những tổn thương cơ bản trên phim chụp X quang tuyến vú: 
Vôi hóa: Có hai kiểu vôi hóa chính:
+ Vôi hóa lớn: là những nốt vôi hóa thấy rõ trên phim chụp với kích thước đo được. Thông thường những vôi hóa này là kết quả của vôi hóa động mạch, chấn thương hoặc viêm cũ và không ác tính. Vôi hóa lớn khá thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi với tỷ lệ khoảng 50% mà không cần sinh thiết.
+ Vôi hóa nhỏ: là những chấm vôi hóa giống như đầu kim, có thể đứng riêng lẻ hoặc từng đám. Kiểu vôi hóa này đáng ngại hơn vôi hóa lớn vì thường là vôi hóa ác tính. Tuy nhiên để chỉ định sinh thiết cần phải phân tích kỹ các đặc điểm của vôi hóa nhỏ, chỉ với những vôi hóa nhỏ nghi ngờ ung thư mới cần phải sinh thiết.

Khối tăng đậm độ: khối tăng đậm độ trên phim chụp x quang vú có thể đi kèm hoặc không đi kèm vôi hóa. Rất nhiều bất thường đều thể hiện bằng một khối trên phim x quang bao gồm nang vú hay khối đặc lành tính (nhân xơ vú). Nang tuyến vú là thường gặp nhất trong các nốt đậm độ trên phim chụp vú thường quy.

+ Nang tuyến vú: thường là hình tăng đậm độ đồng nhất với bờ viền nhẵn. Nang hoặc u tuyến đều có thể sờ thấy ngoài da và có hình thái gần giống nhau trên phim x quang. Khi đó cần nhờ đến siêu âm để phân biệt hai dạng tổn thương trên.
+ Một khối đặc: thường kèm theo bờ viền thùy múi, không đều. Một số hình thái nghi ngờ trên x quang sẽ cần chỉ định sinh thiết.

Khi đọc kết quả chụp vú, phim chụp x quang cũ là rất quan trọng. Một số nốt tăng đậm độ hoặc vôi hóa nếu không thay đổi so với phim chụp cũ thường là lành tính mà không cần phải sinh thiết.


b. Những hạn chế của chụp x quang vú
Chụp x quang vú không khẳng định được vùng bất thường trên phim x quang là ung thư hay không. Để khẳng định ung thư vú từ vùng nghi ngờ trên phim chụp x quang cần phải làm sinh thiết.

X quang vú khó tiến hành trên người có vú tạo hình (đặt túi nước, bơm silicon…). Trên bệnh nhân vú tạo hình, việc phiên giải kết quả chụp sẽ khó hơn trên vú bình thường và cần một số tư thế chụp đặc biệt để bộc lộ hết nhu mô tuyến vú.

X quang vú không phải hoàn hảo cho người có tuyến vú dày. Tuyến vú dày tạo thành đám tăng đậm độ trên x quang và có thể che lấp tổn thương vú vốn cũng là vùng tăng đậm độ khu trú. Tuyến vú dày thường gặp ở người có thai, cho con bú hoặc một số phụ nữ trẻ.
Trong những trường hợp khó với x quang nói trên, phương tiện bổ sung cho x quang vú là siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ.
Tuy có một số hạn chế nói trên, chụp x quang vú cũng là đủ để sàng lọc và theo dõi định kỳ cho phụ nữ nếu họ không thuộc nhóm có nguy cơ ung thư vú như yếu tố gia đình có người ung thư vú, người mang gen nguy cơ cao ung thư vú BRCA 1, BRCA 2, bị chiếu xạ liều cao vào vùng ngực từ tuổi trẻ 10 – 30 tuổi, lối sống nguy cơ (hút thuốc lá kéo dài).
Hãy lưu ý rằng chụp x quang vú để sàng lọc và phát hiện những tổn thương sớm ở giai đoạn chưa sờ thấy và chưa có triệu chứng. Nếu bạn sờ thấy khối ở vú hãy gặp bác sỹ để tư vấn hướng xử lý. Có thể cần làm thêm siêu âm vú hoặc sinh thiết trong những trường hợp trên ngay cả phim chụp x quang vú thấy bình thường.


2. Chụp cộng hưởng từ vú
Đối với người có nguy cơ cao ung thư vú, chụp cộng hưởng từ vú nên được tiến hành cùng với chụp x quang vú hàng năm. Đối với những đối tượng khác, chụp cộng hưởng từ vú không phải phương pháp sàng lọc phát hiện ung thư vú, không nhất thiết phải chụp hàng năm như x quang vú. Cộng hưởng từ được chỉ định trong trường hợp cần làm rõ hơn những bất thường thấy trên phim chụp x quang hoặc trường hợp đã phát hiện ung thư vú cần chụp cộng hưởng từ để đo đạc chính xác kích thước khối u cũng như sự xâm lấn của ung thư vú. Chụp cộng hưởng từ có độ phân giải cao hơn nhiều so với chụp x quang, mặt khác, việc tiêm thuốc đối quang sẽ giúp đánh giá khối u được cấp máu nhiều hay ít. Đặc điểm cấp máu của khối u cũng liên quan đến mức độ ác tính của khối u.

Chụp cộng hưởng từ có độ nhạy cao hơn chụp x quang vú nên phát hiện nhiều trường hợp dương tính giả hơn chụp x quang vú. Cũng vì thế cộng hưởng từ không nên áp dụng để sàng lọc cho các đối tượng nguy cơ trung bình vì dễ gặp trường hợp từ đó làm gia tăng số bệnh nhân phải làm thêm các xét nghiệm và thăm khám khác hoặc phải sinh thiết quá nhiều tổn thương không cần thiết gây tốn kém cho cộng đồng.


3. Siêu âm vú
Siêu âm là phương pháp thăm khám phổ biến nhất hiện nay. Siêu âm không dùng tia X và có thể tiến hành nhanh chóng. Tuy nhiên siêu âm không phải một phương pháp dùng để sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú. Siêu âm được chỉ định khi cần làm rõ thêm những bất thường thấy trên phim chụp x quang hoặc bất thường khi khám lâm sàng. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, siêu âm là một phương pháp bổ trợ cho x quang trong sàng lọc phát hiện ung thư vú đối với trường hợp tuyến vú dày. Tuy nhiên siêu âm vẫn không thể thay thế được x quang vú khi kiểm tra sức khỏe.

Siêu âm rất có giá trị để xác định nang vú vốn rất thường gặp ở phụ nữ. Nang tuyến vú dễ dàng thấy trên phim chụp x quang cũng như sờ thấy nhưng các phương pháp này không thể khẳng định được nang hay khối đặc. Trong trường hợp này, siêu âm giúp khẳng định nang tuyến vú để tránh phải chứng minh bằng chọc hút nang bằng kim vốn là một phương pháp xâm lấn và phức tạp hơn nhiều.


4. Những test sàng lọc khác 
X quang vú là phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú được khuyến cáo hiện nay. Chụp cộng hưởng từ được chỉ định để sàng lọc trên những phụ nữ nguy cơ cao.

Những test sàng lọc khác cũng có giá trị nhưng không được thực hiện thường quy mà chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt gồm: chụp xạ hình tuyến vú, chụp ống tuyến vú, xét nghiệm dịch tiết từ núm vú, hút dịch núm vú. Những xét nghiệm trên được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt ở một vài bệnh nhân cụ thể.


Khuyến cáo của tổ chức ung thư Mỹ 2012 trong việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú (American Cancer Society. Detailed Guide: Breast Cancer. 2012)
- Phụ nữ từ 20- 30 tuổi nên đi khám vú ít nhất 3 năm một lần bởi bác sỹ chuyên khoa.

- Từ tuổi 40 trở đi, mỗi năm nên đi khám lâm sàng và chụp x quang vú 1 lần chừng nào còn khỏe mạnh.

- Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nên tự trang bị kỹ năng tự khám vú. Cần phải biết những ưu điểm và hạn chế của phương pháp tự khám vú và đi khám bác sỹ chuyên khoa khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ.
- Chụp cộng hưởng từ có thể coi là biện pháp phối hợp với x quang cho phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao: tiền sử ung thư vú, cùng huyết thống với người ung thư vú, mang gen ung thư vú BRCA 1,2 nhưng không khuyến cáo chụp hàng năm vì lý do chi phí đắt tiền.
- Siêu âm vú không phải một test sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.


Một ca chụp x quang vú. Nguồn: internet


ThS. BS. Nguyễn Ngọc Cương
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nguồn: http://bacsinoitru.vn