Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Chụp XQ khi mang thai

Chỉ định chụp XQ khi mang thai

Theo hướng dẫn của ACOG



Các hướng dẫn sau đây đối với khảo sát bằng tia X hoặc phơi nhiễm trong thai kỳ được đề nghị: 

1. Phụ nữ nên được tư vấn là phơi nhiễm tia X từ một thủ thuật chẩn đoán duy nhất không đem lại tác dụng có hại trên thai. Cụ thể, phơi nhiễm thấp hơn 5 rad không liên quan đến tăng bất thường ở thai hay mất thai.


2. Sự lo lắng về các ảnh hưởng của phơi nhiễm tia ion hóa liều cao không nên ngăn cản thủ thuật tia X có chỉ định về mặt y khoa được thực hiện ở một phụ nữ có thai. Trong thai kỳ, các thủ thuật hình ảnh khác không liên quan đến tia xạ ion hóa (ví dụ như siêu âm, MRI) nên được xem xét thay cho tia X nếu phù hợp.


3. Siêu âm và MRI không liên quan đến tác dụng có hại trên thai nào được biết.


4. Tham vấn với một chuyên gia về tính toán liều (phơi nhiễm) có thể có ích trong việc tính liều trên thai khi nhiều thủ thuật tia X được thực hiện trên một bệnh nhân có thai.


5. Sử dụng iod đồng vị phóng xạ là chống chỉ định cho trị liệu trong thai kỳ.


6. Các thuốc cản quang và cản từ không có khả năng gây hại và có thể có ích cho chẩn đoán, nhưng những thuốc này nên dùng trong thai kỳ chỉ khi các lợi ích khả dĩ "biện hộ" được cho những nguy cơ tiềm tàng cho thai.



Nguồn: http://bacsinoitru.vn

8 dấu hiệu sớm dự báo có thai

8 dấu hiệu sớm dự báo có thai

Bạn tự hỏi liệu mình có mang thai? Làm test kiểm tra là cách để bạn biết chắc chắn. Nhưng quá sớm để cho một kết quả chính xác? Bạn có thể chú ý những dấu hiệu mang thai gồm mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều và căng ngực. Sau đây là một số lời khuyên để nhận biết các triệu chứng nếu bạn đang muốn có thai.


Làm test kiểm tra là cách để bạn biết chắc chắn. Nhưng quá sớm để cho một kết quả chính xác?
Ảnh: wikiHow

1. Mệt mỏi
Gil Gross, chuyên gia sản phụ từ trường đại học y khoa Washington ở Louis nói “Mệt mỏi quá sức, không lý do là dấu hiệu phổ biến nhất của mang thai giai đoạn đầu”

Donnica Moore, chuyên gia về sức khỏe của phụ nữ ở Far Hills, N.J cũng bổ sung: “Đừng coi mệt mỏi đồng nghĩa với quá nhiều caffein nếu đó là sự tình cờ bạn có thai. Hãy nghe cơ thể bạn, nghĩ đơn giản, và cố gắng nghỉ ngơi”


Mệt mỏi quá sức, không lý do là dấu hiệu phổ biến nhất của mang thai giai đoạn đầu
Ảnh: wikiHow

2. Sợ thức ăn

Nếu việc mở tủ lạnh làm bạn khó chịu và thậm chí bạn không thể quay lại nhà hàng Trung Quốc nếu không có khẩu trang, rất có thể bạn đã có thai. Rất sợ thức ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai sớm. Moore nói: “Điều này gây ra bởi sự tăng nồng độ hormon beta- hCG. Và cách tốt nhất bạn có thể cải thiện điều này là tránh các tác nhân đó”.


Rất sợ thức ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên của mang thai sớm
Ảnh: wikiHow

3. Nhậy cảm với các loại mùi
Các mùi mà trước đây bạn không bao giờ hài lòng (như khói thuốc lá) và thậm chí đã từng thích (như mùi nước hoa của chồng bạn) có thể làm bạn buồn nôn trong giai đoạn sớm này. Moore phát biểu: “Đối với một số phụ nữ, đây có thể dấu hiệu báo sớm cho bạn biết rằng bạn đang có thai. Đó là kết quả của việc tăng nồng độ hormone. Không may rằng, “không có cách gì thực sự giúp bạn ngoại trừ việc tránh các tác nhân đó đặc biệt là khói thuốc lá, không tốt cho sức khỏe của thai nhi”


Nhậy cảm với các loại mùi có thể dấu hiệu báo sớm cho bạn biết rằng bạn đang có thai
Ảnh: wikiHow

4. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu đầu chỉ ra rằng bạn đang có thai. Nguyên nhân cũng do tăng hormon.
Buồn nôn và nôn trong khoảng 19 tuần đầu chứng tỏ thai phụ đang trải qua kì mang thai thứ nhất. “Ốm nghén là tín hiệu tốt”, bởi nồng độ beta-hCG đang tăng, thai đang phát triển.”

Khi có sự thay đổi trong việc ăn uống của bạn. “Điều này không dẫn đến dạ dày của bạn trống rỗng. Cất bánh xốp ở giường và ăn chúng trước khi bạn ra khỏi giường vào buổi sáng”. Đó cũng là một cách tốt cho việc ăn ít một, chia thành nhiều bữa hơn trong ngày và ăn thêm trước khi đi ngủ. Tuy nhiên kẹo vị chanh leo và vị ngọt cũng dễ gây buồn nôn.

Vitamin cung cấp cho bào thai cũng có thể là nguyên nhân ngây buồn nôn cho bà mẹ. Moore nói: “Không uống vitamin khi dạ dày trống. Nhiều người cảm thấy đỡ hơn nếu họ uống thuốc vào buổi đêm hoặc với bữa tối.”

Nếu bạn thường xuyên bị nôn, hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng của bạn.


Buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu đầu chỉ ra rằng bạn đang có thai
Ảnh: wikiHow
5ng và sưng quầng vú.

Sự thay đổi của quầng vú có thể là dấu hiệu khác của mang thai. “Cách tốt nhất để cải thiện là mặc áo lót. Áo ngực thể thao có thể giúp bạn


Sự thay đổi của quầng vú có thể là dấu hiệu khác của mang thai
Ảnh: wikiHow

6. Tiểu thường xuyên.


Xavier Pombar, Do, bác sĩ sản ở trung tâm y tế đại học Rush ở Chicago nói: “Trong giai đoạn đầu mang thai, tử cung to và đẩy bàng quang lên, làm bạn đi tiểu thường xuyên.”

“Không có cách nào tránh điều này, nhưng đi tiểu đúng giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Ông nói thêm “Bạn sẽ có thể vẫn phải dậy ít nhất một lần để đi tiểu”


Trong giai đoạn đầu mang thai, tử cung to và đẩy bàng quang lên, làm bạn đi tiểu thường xuyên.
Ảnh: wikiHow

7. Khó thở

Một vài phụ nữ cảm thấy khó thở nhẹ khi ho trong lần mang thai đầu và thậm chí cả những lần mang thai khác. “Bởi vì bạn cần thêm oxy cho bào thai phát triển. Sẽ khó thở hơn trong những tuần tiếp theo của thai kì nhưng không coi nhẹ là triệu chứng bình thường của việc mang thai”

Báo với bác sĩ nếu bạn thấy phiền hay nếu bạn có bất cứ những thứ sau:
- Đột nhiên khó thở mà không liên quan đến vận động.
- Đau khi hít thở.
- Cảm giác khó thở tồi tệ hơn khi bạn nằm.

Đó có thể là những triệu chứng của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.


Một vài phụ nữ cảm thấy khó thở nhẹ khi ho trong lần mang thai đầu và thậm chí cả những lần mang thai khác
Ảnh: wikiHow

8. Thay đổi sinh lý 
Rất có thể mang thai nếu bạn có quan hệ tình dục mà không có biện pháp hỗ trợ tránh thai, lúc đó nên đi khám. Những thay đổi trong màu sắc âm đạo và tử cung mềm hơn bình thường sẽ giúp những nhà lâm sàng (bác sĩ) đầy kinh nghiệm có thể chẩn đoán trong khi thăm khám hố chậu.

“Nhớ rằng trên đây chỉ là những dấu hiệu của giai đoạn đầu mang thai, cũng có thể chúng là triệu chứng của những bệnh khác ví dụ như của hội chứng tiền kinh nguyệt. Dấu hiệu có thai đáng tin nhất là mất kinh nếu kinh nguyệt của bạn bình thường”


Dấu hiệu có thai đáng tin nhất là mất kinh nếu kinh nguyệt của bạn bình thường
Ảnh: wikiHow
Quỳnh Nguyễn
HMU English Club
Theo: WebMD

U nang buồng trứng

U NANG BUỒNG TRỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.


Khối u buồng trứng có mấy loại?
U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:

  • Theo tích chất khối u:
  • Theo kích thước hay hình dạng khối u:
  • Theo bản chất lành hay ác tính:
  • Theo hình ảnh qua siêu âm

U nang buồng trứng có những triệu chứng gì và chẩn đoán bằng cách nào?
Các triệu chứng có thể gặp:

  • Sờ thấy khối u trên bụng.
  • Đau bụng.
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng.
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.


U nang buồng trứng có cần được điều trị không?
Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lân cận.
Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.



Các phương pháp điều trị:
Đối với u nang buồng trứng cơ năng thì không cần điều trị, chỉ cần theo dõi từ 3-6 vòng kinh, nếu u nang BT cơ năng thì tự mất đi.
Đối với u nang BT thực thể thì điều trị phẫu thuật là chủ yếu. Nếu không điều trị sẽ có nhiều bién chứng: Xoắn, K hoá. Vì vậy khi đã chẩn đoán là u nang thực thể nên mổ cắt bỏ u sớm.

  • Nang nước: Gặp ở người lớn tuổi nên cắt cả 2 buồng trứng.
  • Nang nhầy: Cần cắt bỏ sớm cả 2 BT để tránh nhầy tái phát
  • Nang bì: Cắt bỏ u. Cố gắng bảo tồn nhu mô lành
  • Nang ở người có thai: Nếu có chỉ định giữ thai nên mổ cắt u vào tháng thứ tư, nếu có biến chứng thì mổ khẩn bất kì tuổi thai vào khoảng nào.
  • Nếu nang buồng trứng 02 bên ở người trẻ tuổi còn nhu cầu sinh đẻ cần bóc tách khối u và bảo tồn tối dâ phần bình thường còn lành và vòi trứng.

Với UNBT có bề mặt sần sùi, có dấu hiệu nứt vỡ ở bệnh nhân > 40tuổi cần sinh thiết tức thì để đề phòng K. Nếu UNBT phát triển xâm lấn dây chằng rộng thì phẫu thuật cần bóc khối u và tránh làm tổn thương niệu quản, hệ động mạch chậu, BQ và trực



Kết luận:
U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể đây là khối ung thư cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức năng cho người phụ nữ. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh. Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh. Cuối cùng, khi phát hiện u nang buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho người phụ nữ.


Nguồn: sinhcontheoymuon.vn

Kinh nguyệt

CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHU KÌ KINH NGUYỆT


Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không chỉ là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều chị em, mà những vấn đề bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Tìm hiểu các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, sẽ giúp các chị em có những thông tin cần thiết để có những giải pháp ứng phó và khắc phục kịp thời.


Các vấn đề về chu kì kinh nguyệt


Các vấn đề hay gặp về chu kỳ kinh nguyệt

Theo ý kiến của các chuyên gia: Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thời gian khoảng từ 22- 35 ngày. Lượng máu trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt khoảng từ 20 – 80ml. Máu kinh của nữ giới thường có màu đỏ sậm.
Tuy nhiên, một số nữ giới thường gặp phải các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: Kinh nguyệt thưa, kinh nguyệt dày, rong kinh, thống kinh, tắc kinh… Những biểu hiện của các vấn đề bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: kinh nguyệt thất thường, đến sớm hoặc đến muộn, lượng máu kinh quá ít hoặc rất nhiều, đau bụng kinh… Sau đây là những phân tích cụ thể về những vấn đề của chu kỳ kinh nguyệt như sau:


Chu kỳ kinh nguyệt thưa

Chu kỳ kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những vấn đề mà rất nhiều nữ giới thường xuyên gặp phải. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài khoảng từ 22 – 35 ngày và số lượng máu kinh trung bình từ 20 – 80ml. Tuy nhiên với những nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt thưa, thì thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài quá 35 ngày. Thậm chí, một số chị em còn có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tới hai tháng và lượng máu kinh trong các kỳ kinh nguyệt rất ít (thường gọi là kinh nguyệt ra ít).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt thưa, trong đó bao gồm:
- Tuyến yên và tuyến đồi có thể chi phối trực tiếp hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vây, khi hoạt động của tuyến yên và tuyến đồi dưới trong não bộ bất thường, có thể dẫn tới tình trạng thưa kinh.
- Tâm lý căng thẳng: Theo các chuyên gia, tâm lý căng thẳng mệt mỏi khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả, buồng trứng của nữ giới cũng không ngoại lệ. Đồng thời, cẳng thẳng kéo dài còn có thể dẫn tới việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn tới tình trạng thưa kinh.
- Hoạt động của buồng trứng kém hiệu quả: Nếu buồng trứng của bạn bị đa nang hoặc trứng ít rụng, có thể dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt bị thưa.
- Vấn đề thể chất: Muốn duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khỏe mạnh, nữ giới cần có một sức khỏe tốt và cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không hợp lý, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt thưa.
Kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những biểu hiện cho thấy tỷ lệ thụ thai của các chị em bị giảm và còn tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất cao.


Chu kỳ kinh nguyệt dày

Chu kỳ kinh nguyệt dày hay còn gọi là đa kinh, đây được hiểu là hiện tượng nữ giới có thời gian diễn ra một chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới ba tuần, và lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường tiết ra với số lượng lớn trên 80 ml (thường hay gọi là ra nhiều kinh).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng kinh nguyệt dày là: Nang noãn của nữ giới trưởng thành quá sớm do rối loạn nội tiết tố, các bệnh về buồng trứng, vấn đề tâm lý, thể chất và môi trường sống…


Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Rong kinh)

Rong kinh là một trong những hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Biểu hiện của hiện tượng rong kinh gồm có: Kinh nguyệt kéo dài trên bảy ngày và số lượng máu kinh trên 80ml.
Có hai loại rong kinh là: Rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.
- Rong kinh cơ năng là hiện tượng thường diễn ra vào giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn tới rong kinh cơ năng chủ yếu là do: Trong hai giai đoạn này, nội tiết tố của nữ giới hoạt động không ổn định, dẫn tới những hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.
- Rong kinh thực thể: Là một trong những biểu hiện của các dạng tổn thương trong cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm: Cổ tử cung, tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể nếu không được điều trị sớm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn có thể dẫn vô sinh ở nữ giới.


Thống kinh

Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh, đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh có nhiều mức độ khác nhau. Một số chị em chỉ gặp phải những cơn đau âm ỉ khó chịu. Một số lại phải hứng chịu những cơn đau dữ dội đến choáng ngất.
Đau bụng kinh có hai loại bao gồm đau bụng kinh cơ năng và đau bụng kinh thực thể.
- Đau bụng kinh cơ năng: Chủ yếu diễn ra trong giai đoạn nữ giới ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn nữ giới có đặc điểm nội tiết tố phát triển không ổn định, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt thất thường và kèm theo thống kinh.
- Đau bụng kinh thực thể: Theo các chuyên gia, đau bụng kinh cơ năng chủ yếu diễn ra trong khoảng ba năm đầu và ba năm cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu ngoài thời điểm đó mà bạn vẫn bị đau bụng kinh thường xuyên, thì đó là rong kinh thực thể. Rong kinh thực thể được hiểu là hiện tượng rong kinh diễn ra do những tổn thương tại tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.


Không có chu kỳ kinh nguyệt

Theo các chuyên gia, vô kinh là hiện tượng nữ giới đã bước vào tuổi trưởng thành mà vẫn không có kinh nguyệt, hoặc đã từng có kinh nguyệt nhưng 6 tháng liền không xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.
Có hai loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng nữ giới bẩm sinh không có chu kỳ kinh nguyệt, do không có sự phóng noãn trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn tới vô sinh nguyên phát thường do những tổn thương thực thể tại vùng đồi dưới của não bộ hoặc cơ qua sinh dục kém phát triển. Tùy theo nguyên nhân của vô kinh nguyên phát, mà có những biện pháp điều trị riêng biệt như: Vật lý trị liệu, cân bằng tâm lý, tiểu phẫu hoặc sử dụng thuốc kích thích phóng noãn….
Vô kinh thứ phát là hiện tượng nữ giới đã từng có kinh nguyệt, nhưng vì lý do nào đó mà 6 tháng liền không có chu kỳ kinh nguyệt trở lại. Vô kinh thứ phát chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như: Những bệnh lý tại tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, tuyến yên...Hoặc từ những nguyên nhân như: Căng thẳng kéo dài, dinh dưỡng không hợp lý, nội tiết tố không ổn định, thiếu máu, nhiễm độc mãn tính…
Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có mối quan hệ mật thiết với khả năng sinh sản của các chị em. Chính vì vậy khi gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới nên chủ động đi khám và điều trị. Ngoài ra, khám phụ khoa 6 tháng một lần cũng là giải pháp giúp nữ giới phát hiện ra các bất thường và có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể.


Nguồn: http://bacsinoitru.vn

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Quy trình chụp XQ tuyến vú sàng lọc ung thu vú


Quy trình chụp XQ tuyến vú sàng lọc ung thu vú


Chẩn đoán xác định ung thư vú chủ yếu dựa vào bộ ba kinh điển: triệu chứng lâm sàng, chụp X quang tuyến vú và xét nghiệm tế bào học.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Mạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng đưa ra khuyến cáo tương tự với Trường Sản và Phụ Khoa Hoa kỳ về việc sàng lọc ung thư vú. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng kêu gọi chụp tuyến vú 1 – 2 năm/lần bắt đầu từ độ tuổi 40. Hướng dẫn qui trình chụp vú sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư vú

Đối tượng sàng lọc

- Phụ nữ trên 40 tuổi.

- Các trường hợp nghi ngờ có khối u vú, kể cả nam giới (1% các trường hợp)

- Các trường hợp có tiền sử người thân trong gia đình đã từng bị ung thư vú, phụ nữ không có con hoặc có con đầu sau 30 tuổi.

Thời điểm chụp tuyến vú

- Nửa đầu chu kì kinh nguyệt, hoặc bất kỳ ngày nào ở phụ nữ mãn kinh.

Quy trình chụp tuyến vú

- Tư thế chụp: thường chụp ở tư thế chếch (MLO) và tư thế thẳng (CC). Trong một số trường hợp, để bộc lộ rõ hơn tổn thương có thể phối hợp thêm các tư thế khác.

- Kết quả được đọc và hội chẩn bởi bác sỹ chuyên khoa về tuyến vú.

- Trường hợp cần thiết sẽ được làm các xét nghiệm cần thiết bổ sung như siêu âm, chụp MRI hoặc sinh thiết

Kết quả chụp tuyến vú

Dựa theo những hình ảnh thu được, kết quả chụp tuyến vú được phân tích và kết luận theo theo tiêu chuẩn BIRADS của Hoa Kỳ, gồm 6 nhóm hình thái:

BIRADS 1: không phát hiện ra tổn thương.

BIRADS 2: tổn thương có tính chất lành tính.

BIRADS 3: tổn thương nghi ngờ lành tính

BIRADS 4: tổn thương nghi ngờ ác tính

BIRADS 5: tổn thương có tính chất ác tính.

BIRADS 6: tổn thương đã được khẳng định ác tính bằng kết quả giải phẫu bệnh.

Với kết quả BIRADS 1 hoặc 2, chỉ cần theo dõi định kỳ, không cần làm thêm các xét nghiệm. Với kết quả BIRADS 3 thì cần thực hiện các thăm khám, xét nghiệm bổ sung, đặc biệt là sinh thiết. Các kết quả BIRADS 4, 5, 6 cần can thiệp ngoại khoa và các phương pháp phối hợp.


Bs. Lưu Hồng Nhung
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: bmir.vn

Phát hiện sớm ung thư vú bằng chẩn đoán hình ảnh

Phát hiện sớm ung thư vú bằng chẩn đoán hình ảnh

Ung thư vú là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở nữ giới. Khi có biểu hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn với khả năng chữa khỏi rất thấp. Ung thư vú có thể phát hiện sớm từ khi chưa biểu hiện triệu chứng bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.


Ở giai đoạn sớm của bệnh, ung thư vú có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện sớm ung thư vú, mỗi năm sẽ có rất nhiều phụ nữ được cứu sống. Chính vì vậy, việc sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để thăm khám định kỳ sàng lọc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. Bài viết này đề cập đến những phương tiện chẩn đoán hình ảnh dùng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.




1. Chụp x quang vú (mammography)

Chụp X- quang vú là phương tiện dùng trong sàng lọc phát hiện bệnh lý tuyến vú nói chung cũng như ung thư vú nói riêng. Chụp x quang được khuyến cáo cho những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Nhưng người khỏe mạnh, không có yếu tố nguy cơ nên chụp x quang vú 1 – 2 lần/ năm. Chụp x quang kiểm tra sức khỏe được thực hiện ở hai tư thế thường quy là thẳng trên dưới và tư thế chụp chếch. Khi phát hiện tổn thương có thể chụp thêm các tư thế khác để bộc lộ rõ hơn.

Những thế hệ máy chụp x quang vú hiện nay có liều chiếu xạ khá thấp với liều khoảng 0,1 đến 0,2 Rad một lần chụp. Nhiều người lo lắng về mức độ nhiễm xạ qua các lần chụp x quang vú nhưng những nghiên cứu về phóng xạ đã chứng minh liều chụp x quang vú là an toàn và không hề tăng nguy cơ ung thư vú. Một bệnh nhân ung thư vú phải điều trị tia xạ sẽ nhận một liều xạ khoảng 5000 Rad. Nếu một phụ nữ chụp x quang vú mỗi năm một lần từ sau tuổi 40 liên tục đến năm 90 tuổi, người này sẽ nhận một liều chiếu xạ khoảng 20 – 40 Rad.

Kết quả chụp sẽ thể hiện trên phim chụp và đọc kết quả bởi các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh.


a. Những tổn thương cơ bản trên phim chụp X quang tuyến vú: 
Vôi hóa: Có hai kiểu vôi hóa chính:
+ Vôi hóa lớn: là những nốt vôi hóa thấy rõ trên phim chụp với kích thước đo được. Thông thường những vôi hóa này là kết quả của vôi hóa động mạch, chấn thương hoặc viêm cũ và không ác tính. Vôi hóa lớn khá thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi với tỷ lệ khoảng 50% mà không cần sinh thiết.
+ Vôi hóa nhỏ: là những chấm vôi hóa giống như đầu kim, có thể đứng riêng lẻ hoặc từng đám. Kiểu vôi hóa này đáng ngại hơn vôi hóa lớn vì thường là vôi hóa ác tính. Tuy nhiên để chỉ định sinh thiết cần phải phân tích kỹ các đặc điểm của vôi hóa nhỏ, chỉ với những vôi hóa nhỏ nghi ngờ ung thư mới cần phải sinh thiết.

Khối tăng đậm độ: khối tăng đậm độ trên phim chụp x quang vú có thể đi kèm hoặc không đi kèm vôi hóa. Rất nhiều bất thường đều thể hiện bằng một khối trên phim x quang bao gồm nang vú hay khối đặc lành tính (nhân xơ vú). Nang tuyến vú là thường gặp nhất trong các nốt đậm độ trên phim chụp vú thường quy.

+ Nang tuyến vú: thường là hình tăng đậm độ đồng nhất với bờ viền nhẵn. Nang hoặc u tuyến đều có thể sờ thấy ngoài da và có hình thái gần giống nhau trên phim x quang. Khi đó cần nhờ đến siêu âm để phân biệt hai dạng tổn thương trên.
+ Một khối đặc: thường kèm theo bờ viền thùy múi, không đều. Một số hình thái nghi ngờ trên x quang sẽ cần chỉ định sinh thiết.

Khi đọc kết quả chụp vú, phim chụp x quang cũ là rất quan trọng. Một số nốt tăng đậm độ hoặc vôi hóa nếu không thay đổi so với phim chụp cũ thường là lành tính mà không cần phải sinh thiết.


b. Những hạn chế của chụp x quang vú
Chụp x quang vú không khẳng định được vùng bất thường trên phim x quang là ung thư hay không. Để khẳng định ung thư vú từ vùng nghi ngờ trên phim chụp x quang cần phải làm sinh thiết.

X quang vú khó tiến hành trên người có vú tạo hình (đặt túi nước, bơm silicon…). Trên bệnh nhân vú tạo hình, việc phiên giải kết quả chụp sẽ khó hơn trên vú bình thường và cần một số tư thế chụp đặc biệt để bộc lộ hết nhu mô tuyến vú.

X quang vú không phải hoàn hảo cho người có tuyến vú dày. Tuyến vú dày tạo thành đám tăng đậm độ trên x quang và có thể che lấp tổn thương vú vốn cũng là vùng tăng đậm độ khu trú. Tuyến vú dày thường gặp ở người có thai, cho con bú hoặc một số phụ nữ trẻ.
Trong những trường hợp khó với x quang nói trên, phương tiện bổ sung cho x quang vú là siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ.
Tuy có một số hạn chế nói trên, chụp x quang vú cũng là đủ để sàng lọc và theo dõi định kỳ cho phụ nữ nếu họ không thuộc nhóm có nguy cơ ung thư vú như yếu tố gia đình có người ung thư vú, người mang gen nguy cơ cao ung thư vú BRCA 1, BRCA 2, bị chiếu xạ liều cao vào vùng ngực từ tuổi trẻ 10 – 30 tuổi, lối sống nguy cơ (hút thuốc lá kéo dài).
Hãy lưu ý rằng chụp x quang vú để sàng lọc và phát hiện những tổn thương sớm ở giai đoạn chưa sờ thấy và chưa có triệu chứng. Nếu bạn sờ thấy khối ở vú hãy gặp bác sỹ để tư vấn hướng xử lý. Có thể cần làm thêm siêu âm vú hoặc sinh thiết trong những trường hợp trên ngay cả phim chụp x quang vú thấy bình thường.


2. Chụp cộng hưởng từ vú
Đối với người có nguy cơ cao ung thư vú, chụp cộng hưởng từ vú nên được tiến hành cùng với chụp x quang vú hàng năm. Đối với những đối tượng khác, chụp cộng hưởng từ vú không phải phương pháp sàng lọc phát hiện ung thư vú, không nhất thiết phải chụp hàng năm như x quang vú. Cộng hưởng từ được chỉ định trong trường hợp cần làm rõ hơn những bất thường thấy trên phim chụp x quang hoặc trường hợp đã phát hiện ung thư vú cần chụp cộng hưởng từ để đo đạc chính xác kích thước khối u cũng như sự xâm lấn của ung thư vú. Chụp cộng hưởng từ có độ phân giải cao hơn nhiều so với chụp x quang, mặt khác, việc tiêm thuốc đối quang sẽ giúp đánh giá khối u được cấp máu nhiều hay ít. Đặc điểm cấp máu của khối u cũng liên quan đến mức độ ác tính của khối u.

Chụp cộng hưởng từ có độ nhạy cao hơn chụp x quang vú nên phát hiện nhiều trường hợp dương tính giả hơn chụp x quang vú. Cũng vì thế cộng hưởng từ không nên áp dụng để sàng lọc cho các đối tượng nguy cơ trung bình vì dễ gặp trường hợp từ đó làm gia tăng số bệnh nhân phải làm thêm các xét nghiệm và thăm khám khác hoặc phải sinh thiết quá nhiều tổn thương không cần thiết gây tốn kém cho cộng đồng.


3. Siêu âm vú
Siêu âm là phương pháp thăm khám phổ biến nhất hiện nay. Siêu âm không dùng tia X và có thể tiến hành nhanh chóng. Tuy nhiên siêu âm không phải một phương pháp dùng để sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú. Siêu âm được chỉ định khi cần làm rõ thêm những bất thường thấy trên phim chụp x quang hoặc bất thường khi khám lâm sàng. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, siêu âm là một phương pháp bổ trợ cho x quang trong sàng lọc phát hiện ung thư vú đối với trường hợp tuyến vú dày. Tuy nhiên siêu âm vẫn không thể thay thế được x quang vú khi kiểm tra sức khỏe.

Siêu âm rất có giá trị để xác định nang vú vốn rất thường gặp ở phụ nữ. Nang tuyến vú dễ dàng thấy trên phim chụp x quang cũng như sờ thấy nhưng các phương pháp này không thể khẳng định được nang hay khối đặc. Trong trường hợp này, siêu âm giúp khẳng định nang tuyến vú để tránh phải chứng minh bằng chọc hút nang bằng kim vốn là một phương pháp xâm lấn và phức tạp hơn nhiều.


4. Những test sàng lọc khác 
X quang vú là phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú được khuyến cáo hiện nay. Chụp cộng hưởng từ được chỉ định để sàng lọc trên những phụ nữ nguy cơ cao.

Những test sàng lọc khác cũng có giá trị nhưng không được thực hiện thường quy mà chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt gồm: chụp xạ hình tuyến vú, chụp ống tuyến vú, xét nghiệm dịch tiết từ núm vú, hút dịch núm vú. Những xét nghiệm trên được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt ở một vài bệnh nhân cụ thể.


Khuyến cáo của tổ chức ung thư Mỹ 2012 trong việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú (American Cancer Society. Detailed Guide: Breast Cancer. 2012)
- Phụ nữ từ 20- 30 tuổi nên đi khám vú ít nhất 3 năm một lần bởi bác sỹ chuyên khoa.

- Từ tuổi 40 trở đi, mỗi năm nên đi khám lâm sàng và chụp x quang vú 1 lần chừng nào còn khỏe mạnh.

- Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên nên tự trang bị kỹ năng tự khám vú. Cần phải biết những ưu điểm và hạn chế của phương pháp tự khám vú và đi khám bác sỹ chuyên khoa khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ.
- Chụp cộng hưởng từ có thể coi là biện pháp phối hợp với x quang cho phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao: tiền sử ung thư vú, cùng huyết thống với người ung thư vú, mang gen ung thư vú BRCA 1,2 nhưng không khuyến cáo chụp hàng năm vì lý do chi phí đắt tiền.
- Siêu âm vú không phải một test sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.


Một ca chụp x quang vú. Nguồn: internet


ThS. BS. Nguyễn Ngọc Cương
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nguồn: http://bacsinoitru.vn

Thăm khám hình ảnh và thai kì

Thăm khám hình ảnh và thai kì

Một vấn đề cũ nhưng luôn mang tính thời sự trong y tế xã hội Việt Nam. Nó cứ âm ỉ và thi thoảng lại dấy lên một vụ kiện tụng bức xúc kéo theo dư luận nhảy vào ném đá: vấn đề chụp x quang cho bệnh nhân có thai.
Dù có chủ ý hay vô tình thì việc giải thích bệnh nhân dựa trên số liệu khoa học là cần thiết. Ở những nước y tế lẫn xã hội phát triển người ta không quá sợ hãi tia X như mình. Thậm chí trước kia người ta thường chụp X quang cho phụ nữ mang thai sắp đẻ để tiên lượng thai có thể xuống được qua đường tự nhiên, tiếng anh gọi là "x ray pelvimetry". Phương pháp này hiện nay ít dùng vì đã thay thế bằng phương tiện thăm khám hình ảnh khác như siêu âm, MRI... Với hy vọng cung cấp thông tin cho bệnh nhân và một số bác sỹ lâm sàng để góp phần giảm những căng thẳng và kiện tụng không cần thiết, bài viết trên dịch trên báo y học gia đình của Mỹ.

KEVIN S. TOPPENBERG, M.D et al. Am Fam Physician. 1999 Apr 1;59(7):1813-1818.


CHỤP X QUANG, CẮT LỚP THỜI KỲ CÓ THAI


Trong thời kỳ có thai, đôi khi thai phụ mắc một số bệnh tật cần phải chụp chiếu để chẩn đoán và điều trị. Khi đó bệnh nhân và bác sỹ lâm sàng thường lo ngại ảnh hưởng đến thai. Tuy nhiên, thực tế là nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển thai do chụp chiếu này là rất hiếm. Liều cộng dồn của tia X trong thời kỳ có thai tối đa cho phép là 5 Rad và thực tế không có một phương pháp chẩn đoán nào vượt được ngưỡng trên. Ví dụ mỗi lần chụp x quang phổi, thai nhi sẽ nhận một liều tia X là 0,00007 Rad. Thời kỳ nhạy cảm nhất của thai với tia X là khi phát triển hệ thần kinh trung ương, tương ứng với 10 – 17 tuần thai. Nếu thai phụ không trong tình trạng cấp cứu bắt buộc phải chụp X quang thì không nên chụp ở tuổi thai này. Nguy cơ nếu có của tia X gây ra cho thai là bệnh bạch cầu (leukemia), và cực kỳ hiếm gây nên đột biến gen.

Trong quá trình mang thai, nhiều phụ nữ phải vào viện vì ốm đau, khi đó cần phải chẩn đoán và điều trị cấp; khi đó cả bác sỹ và bệnh nhân đứng trước việc quyết định phải chụp chiếu X quang. Ở một số nơi, việc chụp chiếu cho thai phụ dường như đã được cảnh báo quá mức nguy cơ cho thai phụ và người nhà hơn là những kiến thức khách quan khoa học. Thậm chí ngay cả một số bác sỹ lâm sàng cũng góp phần vào giải thích quá mức về tác hại của tia X gây nên hậu quả là chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân không chính xác [1,2,3].



CA LÂM SÀNG MINH HỌA

Một bệnh nhân thai 19 tuần vào viện vì đau chói hố thắt lưng và đái máu vi thể; trên siêu âm thấy giãn nhẹ đài bể thận cùng bên không rõ nguyên nhân. Chị được chẩn đoán là viêm thận bể thận và điều trị kháng sinh phù hợp với người mang thai. Triệu chứng đau vẫn còn sau điều trị và chỉ định chụp UIV được đưa ra nhưng bệnh nhân từ chối vì lo ngại ảnh hưởng đến thai. Đến khi triệu chứng đau và đái máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ thì chị quyết định chụp chiếu, khi đó thai đã 35 tuần. Kết quả thăm khám sau đó có 2 sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới và bệnh nhân được đặt sonde JJ; bệnh nhân sau đó vài tuần sinh một bé 2,5 kg khỏe mạnh.



HIỂU BIẾT VỀ TIA X

Phóng xạ ion (tia X) được tạo bởi hạt photon năng lượng cao có thể phá hủy AND và gây nên các gốc tự do [3]. Liều tác dụng trên bệnh nhân được đo bằng đơn vị Gray (Gy) và rem, hoặc một đơn vị thông dụng hơn gọi là Rad. Liều nhiễm xạ của một số loại chụp x quang được mô tả trong bảng dưới đây [4,5,6,7,8].

Nhiễm xạ cho thai nhi trong một số thăm khám chẩn đoán hình ảnh
Loại thăm khámLiều nhiễm xạ cho thai theo mỗi lần thăm khámSố lần thăm khám để đạt liều cộng dồn tối đa trong giới hạn cho phép
X quang
1. Chụp sọ thẳng0,0041250
2. Chụp răng0,000150000
3. Cột sống cổ0,0022500
4. Chi dưới0,0015000
5. Chụp phổi thẳng, nghiêng0,0000771429
6. Chụp mammo (vú)0,02250
7. Chụp bụng0,24520
8. Cột sống ngực0,009555
9. Cột sống thắt lưng0,35913
10. UIV1,3983
11. Khung chậu0,04125
Cắt lớp vi tính (CT) với bề dày 10 mm/ máy chụp 1 dãy
1. Sọ<0 .05="" span="">>100
2. Ngực<0 .1="" span="">>50
3. Bụng26001
4. Cột sống thắt lưng35001
5. Đo kích thước khung chậu0.2520
Phóng xạ môi trường tự nhiên
Phóng xạ nền trong môi trường sống (đo liều cộng dồn trong 9 tháng)0,1N/A




Nhận xét: 
- Liều nhiễm xạ tự nhiên cho thai trong vòng 9 tháng tương đương với >10 lần chụp CLVT ngực trên máy chụp 1 dãy đầu dò!
- Chú ý là: nếu máy chụp cắt lớp nhiều dãy (64 dãy; 128 dãy; 256 dãy) như hiện nay thì liều nhiễm xạ sẽ thấp hơn nhiều so với chụp trên máy 1 dãy.



Một số kết luận của chuyên gia

Chụp x quang
“Không có bất kỳ thủ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn thuần nào gây nên liều phóng xạ đến ngưỡng nguy cơ trên một thai nhi phát triển bình thường” Tạp chí điện quang Mỹ [3]

“Nguy cơ cho thai rất thấp khi liều hấp thụ nhỏ hơn 5 Rad, thấp hơn nhiều những nguy cơ khác trong quá trình mang thai (thức ăn, nước uống, thuốc, phóng xạ tự nhiên …), và nguy cơ thực sự khi mà liều hấp thụ đạt 15 Rad”. Hội đồng bảo vệ phóng xạ Mỹ [5]

“Phụ nữ nên được tư vấn rằng một lần chụp X quang khi mang thai sẽ không hại gì cho thai nhi của họ. Đặc biệt, liều hấp thụ tia X dưới 5 Rad không hề gây nên dị dạng hay sảy thai” Hội Sản Phụ khoa Mỹ [7]

Cộng hưởng từ
“Mặc dù hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào nói lên tác hại của cộng hưởng từ với thai nhưng khuyến cáo không nên chụp MRI trong ba tháng đầu” [7].

Siêu âm
“Chưa có báo cào nào nói lên tác hại của siêu âm lên thai nhi bao gồm cả siêu âm doppler”

“Không có chống chỉ định của siêu âm cho thai phụ và phương pháp này là thăm khám ban đầu trước khi làm x quang hoặc MRI”

VÀ LỜI TƯ VẤN CHO BỆNH NHÂN 

Khi một thai phụ phải chụp chiếu x quang, câu hỏi thường trực của họ là: "có an toàn cho con tôi?". Để trả lời câu hỏi câu hỏi này, bác sỹ phải chọn từ hợp lý để bệnh nhân hiểu sự thật. Hãy hình dung trong quần thể bình thường, tỷ lệ thai lưu, thai dị tật, chậm phát triển tinh thần, ung thư chiếm khoảng gần 300 (286) trong 1000 trẻ sinh ra. Nếu thai hấp thụ 0,5 Rad (khoảng gần 1000 lần chụp x quang tim phổi thẳng) thì con số 286 trẻ ở trên sẽ tăng thêm 0,17 ca trong 1000 trẻ sinh ra. Hay nói cách khác, con số 286 trẻ sẽ cộng thêm 1 cho 6000 trẻ sinh ra. Một con số ấn tượng! Tuy nhiên, đối với bệnh nhân, họ chỉ chăm chăm nghe thấy những từ "nguy cơ"; "thai lưu", "chậm phát triển tinh thần", "ung thư". Điều này làm gia tăng khó khăn cho bác sỹ khi phải giải thích cho bệnh nhân.

"An toàn" là thuật ngữ tương đối nhưng bác sỹ cũng không nên ngần ngại sử dụng khi tư vấn cho bệnh nhân. Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh Mỹ đưa ra khuyến cáo nhân viên y tế của họ trả lời thế này: "vâng, chụp x quang nói chung an toàn cho thai". Nếu bác sỹ thấy cần thiết để chẩn đoán bệnh thì bạn nên chụp. Bạn khoẻ mạnh thì thai mới khoẻ mạnh. Thực tế thì vấn đề sức khoẻ của bạn có thể hại cho thai hơn là một vài lần chụp x quang!

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Jones KL. Effects of therapeutic, diagnostic, and environmental agents. In: Creasy RK, Resnik R, eds. Maternal-fetal medicine. 3d ed. Philadelphia: Saunders, 1994:171–81.
2. Brent RL. The effect of embryonic and fetal exposure to x-ray, microwaves, and ultrasound: counseling the pregnant and nonpregnant patient about these risks. Semin Oncol. 1989;16:347–68.
3. Hall EJ. Scientific view of low-level radiation risks. Radiographics. 1991;11:509–18.
4. Brent RL, Gorson RO. Radiation exposure in pregnancy. In: Current Problems in Radiology. Technic of pneumoencephalography. Chicago: Year Book Medical, 1972:1–47.
5. National Council on Radiation Protection and Measurements. Medical radiation exposure of pregnant and potentially pregnant women. NCRP Report no. 54. Bethesda, Md.: The Council, 1977.
6. Cunningham FG, MacDonald PC, Gant NF, Leveno KJ, Gilstrap LC, eds. Williams Obstetrics. 20th ed. Stamford, Conn.: Appleton & Lange, 1997:1045–57.
7. American College of Obstetricians and Gynecologists, Committee on Obstetric Practice. Guidelines for diagnostic imaging during pregnancy. ACOG Committee opinion no. 158. Washington, D.C.: ACOG, 1995.

ThS. BS. Nguyễn Ngọc Cương
Khoa CĐHA - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nguồn: http://bacsinoitru.vn