Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Cân năng thai nhi theo tuổi thai

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi


Bé yêu trong bụng đã lớn như thế nào, nặng bao nhiêu,... là điều mẹ bầu nào cũng quan tâm. Nhưng ngay cả khi đi siêu âm về rồi, biết được cân nặng của bé rồi mẹ cũng vẫn băn khoăn không biết con có bị nhẹ cân quá không, có phát triển tốt không?... Mẹ là thế, luôn luôn lo lắng cho bé từng ngày. Thế nên, để có thể yên tâm hơn, mẹ hãy check bảng cân nặng thai nhi dưới đây nhé! Mẹ sẽ biết được mỗi tuần bé nặng bao nhiêu là... đúng chuẩn.

Mẹ xem bé yêu đã lớn như thế nào và nặng bao nhiêu rồi dựa vào bảng cân nặng thai nhi dưới đây nhé!

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
Bảng chỉ số chiều cao cân nặng đạt chuẩn của thai nhi
Bảng chỉ số chiều cao cân nặng đạt chuân của thai nhiBảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
Ghi chú: Bảng trên được tính theo mức trung bình, nghĩa là bé có thể lớn/nhỏ hơn so với số liệu trong bảng. Ngoài ra, về chỉ số chiều dài: Từ tuần 8 - 20 là chiều dài được đo từ đầu đến mông bé (do chân bé lúc này vẫn đang cuộn tròn cùng cơ thể nên rất khó để đo) và từ tuần 21 - 40 là chiều dài đo từ đầu đến chân.
Trọng lượng mẹ bầu
Tương đương với mức cân nặng của thai nhi, mẹ bầu cũng có mức tăng cân khác nhau theo mỗi giai đoạn. Thông thường trong quý đầu mang thai, chị em chỉ nên tăng khoảng 1-2 kg. Từ tháng thứ 4 thai kỳ, mỗi tuần tăng khoảng 0,3-0,5kg là đủ. Sự tăng cân đều của người mẹ là dấu hiệu cho biết bạn đang có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và khoa học. Đồng thời cũng cho bạn biết rằng em bé trong bụng đang phát triển tốt.
Mức cân nặng của mẹ bầu sẽ được phân bổ như sau:
  • Thai nhi: 3,2–3,5 kg
  • Nhau thai: 0,45-1 kg
  • Tử cung: 0,9 kg
  • Nước ối: 0,7-0,9 kg
  • Ngực mẹ bầu: 0,5 kg
  • Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg
  • Chất béo: 2,3 kg
  • Mô, chất lỏng: 1,8-3,2 kg
  • Tổng cân nặng: 11-14 kg

Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu

Ngoài bảng cân nặng thai nhi trên, mẹ cũng nên tham khảo mức tăng cân chuẩn cho bà bầu bởi người mẹ khỏe mạnh, tăng cân vừa đủ thì em bé mới phát triển tốt nhất được.
Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể theo công thức:
BMI = trọng lượng/(chiều cao)2
Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) - tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 - 24,9 thì nên tăng khoảng 9 - 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:
+ Thai kì đầu: 1,5 - 2kg (trong 3 tháng)
+ Thai kì giữa và cuối: 1 - 2kg/tháng.
- Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 - 20kg.
- Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 - 300g/tuần.
- Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 - 600g/mỗi tuần sau đó.
Theo những chỉ số này, mẹ bầu nên ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân và em bé trong bụng, điển hình là bệnh tiểu đường, sinh non, khó sinh do thai to, thai chậm phát triển,...

Bảng cân nặng thai nhi cho mẹ bầu biết bé lớn như thế nào?

Dựa vào bảng trên, bà bầu có thể ước lượng bé cưng của mình đã dài thế nào, nặng bao nhiêu. Nhưng vẫn thật khó để hình dung con đã lớn như thế nào. Vậy dưới đây là hình ảnh mô phỏng kích thước của thai nhi theo các loại trái cây gần gũi để mẹ dễ hình dung:

Tham khảo Bảng cân nặng và chiều dài trung bình của thai nhi tính theo từng tuần tuổi:
TUẦN THAICÂN NẶNGKÍCH THƯỚCMÔ TẢSỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI
Tuần 81gam1,6cm8 tuanSự phát triển của thai nhi tuần thứ 8
Tuần 9 2gam2,3cmthai-nhi-9-tuan-carewithlove THAI NHI Ở TUẦN THAI THỨ 9 NHƯ THẾ NÀO NHỈ?
Tuần 10 4gam3,1cmRed plum fruit Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10
Tuần 11 7gam4,1cmtuan11NHỮNG THAY ĐỔI CỦA THAI NHI VÀ MẸ BẦU TUẦN 11
Tuần 1214gam5,4cmtuan10.1Sự thay đổi của thai nhi và mẹ bầu tuần 12
Tuần 1323gam7,4cmtuan10 BÉ YÊU TUẦN THỨ 13 TRÔNG NHƯ THẾ NÀO NHỈ?
Tuần 14 43gam8,7cmtuan14 Những thay đổi mới của thai nhi tuần 14
Tuần 15 70gam10,1cmtuan12 TUẦN THAI 15 THAI NHI CÓ THAY ĐỔI GÌ?
Tuần 16 100gam11,6cmtuan16 Thay đổi của em bé tuần thứ 16
Tuần 17 140gam13cmca-chuaNHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý VỀ THAI NHI VÀ MẸ BẦU TUẦN 17
Tuần 18 190gam14,2cmtuan17Những thay đổi của hai nhi tuần 18 
Tuần 19 240gam 15,3cmbi-ngoi BÉ YÊU CỦA TUẦN THAI THỨ 19
Tuần 20 300gam16,4cmbananaThay đổi của thai nhi và mẹ bầu tuần 20 
Từ tuần thai thứ 20 trở đi, chiều dài của bé yêu sẽ được tính từ đỉnh đầu đến gót chân nhé các mẹ.
 TUẦN THAICÂN NẶNG KÍCH THƯỚC MÔ TẢSỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI 
 Tuần 20300gam
16,4cm
banana Thay đổi của thai nhi và mẹ bầu tuần 20 
Tuần 21320gam25,5cmca-rotNHỮNG THAY ĐỔI CỦA THAI NHI TUẦN THAI 21
 Tuần 22360gam26,7cmdu du (1)_VUBREm bé trông như thế nào ở tuần thai 22 nhỉ?
 Tuần 23 500gam 28,9cmcornNHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA THAI NHI TUẦN 23
 Tuần 24 600gam 30cmdua Bé yêu của tuần thai thứ 24
 Tuần 25660gam34,6cmdua-luoi NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 25
Tuần 26760gam35,6cmsúp lơ180814114027Những thay đổi của em bé tuần 26
 Tuần 27875gam36,8cmbap-cai-timEM BÉ TUẦN THAI THỨ 27
Tuần 281005gam37,5cmtuan28Những thay đổi của mẹ và bé tuần thai 28
 Tuần 29 1150gam38,6cmca-timBÉ YÊU CỦA TUẦN THAI THỨ 29 
Tuần 301320gam39,9cmcan-taySự phát triển của thai nhi tuần 30
Tuần 31 1500gam41,1cmcai-chipSỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 31
 Tuần 32 1700gam42,4cmdua-hauThai nhi tuần thứ 32 
 Tuần 33 1920gam43,7cmmeo-tri-nam-don-gian-tiet-kiem-voi-bi-ngo-1THAI NHI TUẦN THAI 33
 Tuần 342150gam45cmbi-ngo Thai nhi tuần tuổi thứ 34
Tuần 352380gam46,2cm1SỰ PHÁT TRIỂN THAI NHI TUẦN 35
Tuần 362620gam48,6cmbap-cai-lonEm bé của tuần thai thứ 36
Tuần 372860gam48,6cmbap-cai-lonSỰ PHÁT TRIỂN THAI NHI TUẦN 37
Tuần 383080gam49,8cmbap-cai-lonSự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi tuần 38
Tuần 393290gam50,7cmdua-luoi-lonSỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 39
 Tuần 403462gam51,2cmdua-luoi-lon Sự phát triển của thai nhi tuần 40

Lưu ý: Bảng trọng lượng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi có sự sai số do cách tính tuổi thai có thể không hoàn toàn chính xác và sự phát triển của thai nhi không hoàn toàn đều. Do vậy bảng này chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ sản khoa để nắm vững hơn các thông số của bé.
Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét