Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

Tam cá nguyệt 1

Tam cá nguyệt đầu tiên


Ba tháng đầu mang thai được tính từ tuần đầu tiên cho đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tuần đầu tiên trong ba tháng đầu thai kỳ, thường bắt đầu khi bạn ở giữa chu kỳ kinh nguyệt , đó là thời gian bắt đầu diễn ra quá trình rụng trứng. Đối với đa số phụ nữ thì hiện tượng này diễn ra ở khoảng ngày thứ 14 kể từ sau ngày cuối của kỳ kinh trước. Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc vào chu kỳ dài ngắn khác nhau của mỗi người.
Một số chuyên gia về vấn đề mang thai đã chỉ ra sự khác biệt giữa tuổi thai và độ tuổi của thai nhi. Tuổi thai là số tuổi của thời gian mang thai phải có và số tuần kể từ kỳ kinh cuối cùng. Trong khi độ tuổi của thai nhi thiên về số tuổi thực tế của một bào thai cụ thể. Trong loạt bài này về ba tháng đầu tiên của thai kỳ, chúng ta sẽ nói về tuổi thai bởi lẽ các thông tin này rất hữu ích khi mang thai.
Tam cá nguyệt đầu tiên

Cảm giác mà bạn sẽ gặp

mang thai 3 tháng đầu
  • Khi ba tháng đầu thai kỳ kết thúc, hầu hết các bà mẹ đều chắc chắn được việc mình đã có thai. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai có thể tham khảo như sau:
  • Có những thay đổi ở bầu ngực như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm).
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
  • Cảm giác mệt mỏi thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.
  • Cảm giác buồn nôn, ốm nghén không chỉ vào buổi sáng.
  • Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.
  • Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng về khả năng xảy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết tam cá nguyệt đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút. 

Vóc dáng bạn có thể thay đổi

  • Ở tuần thứ 12, tử cung của bạn bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu và có nhiều trường hợp sẽ thấy được bụng dưới hơi nhô lên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người, chỉ đặc biệt rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.
  • Ngực của bạn cũng sẽ to hơn bình thường, do đó hãy chuẩn bị mua những chiếc áo lót cỡ lớn hơn.
  • Giờ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn đặc điểm của từng tuần khi mang thai 3 tháng đầu để biết trước cụ thể những thay đổi nhé.



Phôi thai tuần 1

Về bạn

Chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về những đặc điểm của ba tháng đầu tiên trong thai kỳ và những ảnh hưởng có nó đến toàn bộ 40 tuần mang thai. Nhưng liệu bạn có biết điều gì đang thực sự diễn ra với cơ thể bạn và với phôi thai không? Bạn có biết bạn nên làm gì để giúp cho phôi thai phát triển khỏe mạnh trong tuần lễ đầu tiên này?
Hãy cùng tìm hiểu thêm về tuần đầu tiên để biết được mọi thứ bắt đầu từ đâu và tầm quan trọng của từng yếu tố:

Sự phát triển của phôi thai tuần đầu tiên

Nghe thì có vẻ thú vị nhưng kỳ thực sự phát triển của phôi thai tuần đầu tiên chẳng có khác biệt gì so với bình thường lắm đâu, vì còn phải vài tuần nữa thì thai nhi mới hình thành. Nhưng không phải vì thế mà tuần đầu tiên kém quan trọng. Nhất thiết là phải lên kế hoạch và những công việc cần làm vào thời điểm này.
Mỗi lần bạn có kinh, là lúc cơ thể bạn đang chuẩn bị cho một lần mang thai. Có rất nhiều sự thay đổi phức tạp về nội tiết tố diễn ra bên trong cơ thể bạn để hỗ trợ cho quá trình thụ tinh diễn ra trong khoảng 2 tuần. Bởi vậy chúng ta thường hay lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh làm mốc bắt đầu để tính ngược đến ngày dự kiến thai nhi được hình thành. Mặc dù không phải ai cũng giống ai nhưng hai tuần là khoảng thời gian chuẩn.
Hãy đánh dấu trên lịch từ ngày bạn bắt đầu thấy kinh và thời gian của kỳ kinh cuối. Nếu được, hãy giữ việc theo dõi này trong khoảng vài tháng, bạn sẽ biết được là độ dài chu kỳ kinh của bạn. Đối với hầu hết phụ nữ thì khoảng 28 ngày, đôi khi xê xích một chút. Làm quen với nhịp cơ thể và các chu kỳ sẽ giúp bạn lên kế hoạch thụ thai và dễ đậu thai hơn.

Khi nào thì rụng trứng?

Thường thì phụ nữ sẽ rụng trứng vào khoảng chừng 12 – 14 ngày sau ngày đầu tiên có kinh. Nếu bạn muốn thụ thai, cố gắng tính thời gian quan hệ tình dục sao cho trùng khớp hoặc ngay trước ngày rụng trứng.

Thụ thai: Diễn ra khi nào và như thế nào?

Chúng ta sẽ chẳng thể nào biết được chuyện gì xảy ra trong quá trình thụ tinh. Sự thụ thai thường diễn ra âm thầm chẳng có chút biểu hiện nào ra bên ngoài.
Có một khoảng thời gian ngắn để trứng được tách ra khỏi buồng trứng và sống sót. Rồi khoảng 12 – 24 tiếng để trứng di chuyển từ buồng trứng tới ống dẫn trứng. Đó là nơi mà trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh. Tinh trùng thường sống dai hơn trứng, tuy nhiên phải là tinh trùng khỏe và năng động nhất mới có thể tìm được đường băng qua cổ tử cung và tử cung để đi đến ống dẫn trứng.
Một số phụ nữ sẽ bị chảy một ít máu ở thời điểm trứng đã được thụ tinh làm tổ trên thành tử cung. Do vậy, việc sử dụng từ “bình thường” một cách rõ ràng để phân biệt sao cho không nhầm lẫn loại máu này với máu kinh là rất quan trọng.

Phôi thai 1 tuần tuổi: Bạn cần làm gì?

  • Duy trì việc ghi chú thời gian bắt đầu và khoảng thời gian kéo dài của kỳ kinh. Điều này giúp bạn biết được chính xác độ dài của chu kỳ và cũng tính được thời điểm thụ thai dễ nhất. Khi bạn muốn có thai thì có thể ngưng các biện pháp tránh thai. Nếu bạn dùng thuốc ngừa thai thì phải mất một thời gian để cơ thể bình thường trở lại vì thuốc tránh thai làm thay đổi nội tiết tố của bạn.
  • Bắt đầu uống các vitamin bổ sung, đặc biệt là acid folic. Lúc mới mang thai thì nên uống khoảng 500mcg/ngày và nếu có điều kiện thì nên dùng trong vòng vài tháng liền trước khi mang thai. Vì lượng acid folic thấp dễ dẫn đến các khuyết tật dây thần kinh ở thai nhi trong bụng người mẹ.
  • Cố gắng giữ gìn sức khỏe và hoạt động đều đặn bằng việc tập thể dục và ăn uống hợp lý. Đi khám sức khỏe để chắc chắn rằng bạn có một thể trang đủ tốt cho việc mang thai. Việc béo phì, hút thuốc lá, sử dụng thuốc hay nói chung là lối sống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng hoặc làm chậm có thai.
  • Bạn hãy kiểm tra kỹ việc chích ngừa nữa để chắc chắn cho sự an toàn của bạn và đảm bảo con bạn cũng được bảo vệ.
  • Hãy cố gắng không dùng thuốc tây trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi lẽ một số dược chất sẽ có hại cho phôi thai đặc biệt là trong những tuần đầu tiên.

Những thay đổi của phôi thai trong tuần này

Pregnant lady week 1 close up
Phôi thai tuần đầu tiên chẳng có khác biệt gì so với bình thường, vì còn phải vài tuần nữa thì thai nhi mới hình thành. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch và những công việc cần làm cho giai đoạn mang thai sắp tới.

Li khuyên cho tun này

Sống lành mạnh. Cố gắng tập trung vào những điều tốt đẹp và những gì giúp cơ thể bạn mạnh khỏe hơn.


Phôi thai tuần 2

Đến thời điểm này cũng chưa nên quá lo lắng về cái thai của bạn. Mặc dù phôi thai đã phát triển được hai tuần nhưng trông bạn vẫn bình thường, bởi phải mất thêm một thời gian nữa thì thai nhi mới thành hình. Tuần thứ hai trong sự phát triển của phôi thai, bạn sẽ nhận thấy vài sự chuyển biến phức tạp xảy ra với bộ não và cơ quan sinh sản. Mặc dù bạn không thấy được chuyện gì đang diễn ra nhưng cũng sẽ cảm thấy hơi bứt rứt

Rụng trứng

Mỗi tháng, một trong hai buồng trứng của bạn sẽ rụng một trứng. Việc rụng trứng này sẽ xảy ra xen kẽ ở từng buồng và có hơn một trứng sẽ rụng vào chu kỳ hàng tháng. Trứng thường được bọc trong một lớp chất lỏng, gọi là nang. Nang được hình thành bởi một loại nội tiết tố đặc biệt để khi nó vỡ ra thì trứng sẽ được hứng và đưa vào ống dẫn trứng. Tuy mỗi tháng sẽ có rất nhiều nang được hình thành trong suốt quá trình trưởng thành của một quả trứng nhưng chỉ có một nang được chọn, còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài.
Trong lúc các nang đang hứng lấy trứng chín thì thành tử cung được dựng lên. Oestrogen cũng được tiết ra bởi từng tế bào của nang trứng làm dày thành tử cung để chuẩn bị tiếp nhận trứng đã thụ tinh.
Nếu sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng không diễn ra, niêm mạc tử cung dày lên nhưng không cần thiết nữa nên sẽ bị đẩy ra ngoài trong kỳ kinh kế tiếp. Điều này xảy ra sau khi trứng rụng khoảng hai tuần.

Khi nào thì rụng trứng?

Phần lớn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày, đôi khi có xê xích một vài ngày vẫn là bình thường. Sự rụng trứng thường xảy ra sau ngày đầy tiên của kỳ kinh trước khoảng 14 ngày. Ở những phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày thì việc xác định thời điểm rụng trứng sẽ khác một chút.

Tôi có thể nói gì khi rụng trứng?

Cũng có vài dấu hiệu nhỏ biểu hiện ra bên ngoài khi cơ thể bạn chuẩn bị rụng trứng mà bạn có thể nhận thấy.
Một số phụ nữ sẽ có khả năng nhận thức về mùi vị hoặc nhạy cảm hơn với cả những mùi mà họ ít ngửi thấy được.
Bạn cảm thấy đau ở vùng xương chậu. Người ta hay gọi hiện tượng này là bằng một từ tiếng Đức là Mittelschmerz, nghĩa là đau giữa.
Có sự thay đổi về chất nhầy ở cổ tử cung đặc biệt hơn bình thường nhằm khuyến khích tinh trùng dễ dàng bơi qua cổ tử cung để tìm gặp trứng. Chất nhầy này trông giống nhưng lòng trắng trứng, hoặc lỏng hơn chút xíu.
Ở một số phụ nữ thì ham muốn tình dục hơn hẳn bình thường và họ trông gợi cảm hơn trong mắt đối tác của họ. Về mặt sinh học thì đây cũng là thời điểm dễ thụ thai nhất của chu kỳ ở phụ nữ khi các cặp vợ chồng có quan hệ tình dục.
Có những dụng cụ xét nghiệm nước bọt và nước tiểu để đo sự thay đổi nội tiết tố cho biết phụ nữ đã rụng trứng. Chúng ta có thể tìm mua chúng ở những hiệu thuốc.
Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể. Khi rụng trứng, cơ thể phụ nữ cũng có thể tăng thêm một vài độ. Đo nhiệt độ trong một vài tháng liên tục sẽ giúp bạn theo dõi được chu trình phát triển, và biết được khi nào thì bạn có nhiều khả năng thụ thai nhất.
Trứng có khả năng được thụ tinh trong vòng từ 12 -24 giờ sau khi ra khỏi nang của chúng. Tinh trùng có thể sống lâu hơn, khoảng từ 3 đến 5 ngày. Vì thế, chúng hoàn toàn có thể nằm đợi trong vài ngày để chờ cơ hội thụ tinh với trứng. Đó là lý do tại sao nếu muốn có thai, thời điểm tuyệt vời nhất sẽ là thời điểm rụng trứng hoặc trước sau đó khỏang 1 vài ngày.

Sự thụ tinh

Sự thụ tinh của trứng với một tinh trùng thường xảy ra ở ống dẫn trứng và điều này thường xuất hiện ở tuần thứ ba của thai kỳ.
Điều quan trọng là hợp tử (tế bào) phải tiếp tục đi xuống phía dưới tử cung, bởi vì nó sẽ nhanh chóng phân chia thành nhiều tế bào khác nhau. Nếu nó không tiếp tục di chuyển và đi vào ống dẫn trứng, sẽ dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung vì các ống dẫn trứng nhỏ không đủ chỗ để chứa nó.

Cần đến hai người để hình thành một bào thai

Nghe thì hấp dẫn nhưng cũng đầy phức tạp, sự rụng trứng chỉ là một nửa câu chuyện hình thành nên một bào thai. Khi chồng bạn/người yêu của bạn xuất tinh, có khoảng 100 – 300 triệu tinh trùng có trong tinh dịch. Nhưng mà chỉ cần có 1 tinh trùng để thụ tinh với trứng nên sau thời điểm đó, các tinh trùng khác sẽ bỏ cuộc.
Đừng quá lo lắng khi bạn không thụ thai trong một vài tháng đầu ngay khi bạn đã lên kế hoạch. Cần có nhiều thời gian để làm quen với các chu kỳ của cơ thể và khi thuận lợi nhất sẽ thành công thôi. Chỉ có khoảng 20 phần trăm cơ hội thụ thai mỗi tháng và đôi khi các cặp vợ chồng phải mất đến 12 tháng hoặc hơn nữa mới thành công.

Thể trạng của bạn thay đổi trong tuần này

Để nhận biết những dấu hiệu cho thấy bạn đã hoặc sắp rụng trứng (xem ở trên). Tìm một cuốn lịch và đánh dấu các ngày có kinh của chu kỳ cuối, cả khi bắt đầu và lúc kết thúc. Sự rụng trứng thường xảy ra trong khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh.

Cảm xúc của bạn cũng thay đổi vào tuần này

Có thể bạn sẽ thấy ham muốn hơn và thấy chồng hay người yêu của mình hấp dẫn hơn hẳn lúc bình thường. Bằng cách nào đó, trong tuần này bạn sẽ cảm thấy những thói quen nhỏ khó chịu của anh ấy chẳng còn quan trọng chút nào nữa.

Sự thay đổi của phôi thai

Pregnant lady week 2 close up
Ngay cả khi phôi thai đã phát triển được 2 tuần, nhưng thai nhi vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên, khả năng có thai là rất cao vì bạn đã rụng trứng. Tất cả các đặc tính di truyền của con bạn được chứa đựng trong tế bào đơn lẻ mà bạn xuất ra từ một trong hai buồng trứng ở giữa chu kỳ.

Lời khuyên cho tuần này

  • Hãy từ bỏ việc hút thuốc lá. Chất nicotine có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ.
  • Nếu muốn thụ thai, bạn hãy lập kế hoạch để có thời gian để gần gũi và thoải mái hơn trong chuyện chăn gối . Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, việc này đôi khi cũng cần được lên kế hoạch rõ ràng.
  • Đừng quên việc bạn đã bắt đầu cần phải uống vitamin có axit folic. Liều dùng được khuyến cáo là 500mcg/ ngày.


Thai nhi tuần 3

Khi mang thai được 3 tuần, bạn có lẽ đã bị trễ kinh một tuần rồi và thậm chí có thể bắt đầu cảm thấy khác rõ so với bình thường, nhưng có thể bỏ qua điều này vì cứ nghĩ là mình tưởng tượng ra. Nếu như bạn chưa làm xét nghiệm với que thử thì nên làm điều đó trong tuần này. Lưu ý, thời gian tốt nhất để làm xét nghiệm này là với dòng nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng, khi đó nồng độ của hormone HCG sẽ ở mức cao nhất.
Nhiều phụ nữ không đi khám thai lần nào cho đến hết 3 tháng đầu. Nếu bạn đi bác sĩ ngay từ bây giờ, thì họ sẽ có cách giúp bạn tính ra ngày dự sinh của bé. Hoặc bạn cũng có thể tự mình làm với một bảng tính tham khảo từ trên mạng, bạn sẽ phải nhập vào thông tin về ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, và sau đó ước tính ngày dự sinh (EDD). Lúc này, bạn đã có thể chính thức bắt đầu đếm ngược cho đến giờ G rồi nhé!
Trong khi các triệu chứng có thai phổ biến ở giai đoạn này thường là buồn nôn, đi tiểu thường xuyên, thì có rất nhiều phụ nữ mô tả rằng họ chỉ có cảm giác gì đó lạ lạ, như thể “chưa quen với nó”. Người chồng có thể nhận thấy bạn nhạy cảm hơn và thất thường hơn trước. Mặc dù trông bạn không có chút gì khác, nhưng thực tế là bạn gần bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ, và chỉ còn 8 tháng nữa thôi là đến giờ G!

Những thay đổi về thể trạng khi mang thai tuần thứ 3

  • Bạn có thể có cảm giác rất giống với tuần trước, không có gì thay đổi. Đừng lo lắng. Mỗi phụ nữ là khác nhau và vì vậy sẽ có những trải nghiệm khác biệt của riêng mình.
  • Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc một thời gian sau khi ăn. Bạn thậm chí có thể nôn mửa hoặc cảm thấy như sắp muốn nôn nhiều lần trong ngày.
  • Bạn có thể cảm thấy yếu người hoặc đầu óc quay cuồng, và cần phải ngồi nghỉ nhiều hơn. Tình trạng này có thể tệ hơn nếu lượng đường trong máu của bạn thấp và đã một lúc lâu sau bữa ăn mà bạn chưa ăn lại.
  • Khứu giác của bạn trở nên rất nhạy cảm, những mùi mà trước đây bạn thậm chí còn không để ý tới, giờ lại có tác động mạnh lên mũi bạn. Nước hoa, thức ăn, khói xe, mùi cơ thể người khác có thể đủ làm cho bạn cảm thấy muốn bệnh.
  • Bạn có thể cảm thấy căng và khó chịu ở bụng tương tự như cảm giác khi có kinh. Điều này là do sự cương lên ở vùng chậu và sự gia tăng lượng máu cung cấp đến tử cung.
  • Nhau thai và túi ối vẫn đang được hình thành khi bạn mang thai 5 tuần. Chúng có chức năng bảo vệ thai nhi, cung cấp dưỡng chất cũng như tất cả các yếu tố cần thiết để hỗ trợ em bé cho đến lúc chào đời. Tất cả mọi thứ đều diễn ra trong tử cung của bạn và đó là lý do vì sao bạn có thể luôn có cảm giác căng và đầy.
  • Bạn có thể cảm thấy nặng nề và nhạy cảm hơn ở ngực. Bạn không còn nằm sấp khi ngủ như lúc trước được nữa vì cảm giác đau tức ở ngực.

Những thay đổi về cảm xúc

  •  Vào thời điểm này, bạn có thể cảm thấy dễ xúc động và mau nước mắt. Bạn cảm thấy cùng một lúc có nhiều cảm xúc lẫn lộn, hồi hộp, vui sướng, lo lắng, tội lỗi. Đây là một tuần lễ đầy cảm xúc, đặc biệt là nếu bạn có kế hoạch có em bé, và giờ thì phát hiện ra mình đã có thai.
  • Ngược lại, bạn có thể không cảm thấy vui vẻ chút nào cả. Không phải phụ nữ nào cũng vui mừng khi phát hiện mình có thai, và trong trường hợp này thì đây có thể là một tuần đầy thất vọng cho bạn. Nhiều phụ nữ thấy khó khăn khi phải đối mặt với việc mình có thai, và phải mất một thời gian để chấp nhận thực tế về kết quả dương tính đó.
  •  Bạn có thể phân vân giữa việc hỏi thăm một phụ nữ mang thai khác để được tư vấn, và việc giữ bí mật này cho riêng mình. Đối với nhiều người thì đây là một thời điểm rất đặc biệt, khi mà tất cả những người khác đều chưa biết rằng họ đang mang thai. Cho đến lúc này, bạn vẫn còn có thể giữ tin vui làm một bí mật nhỏ cho riêng mình.
  •  Bạn có thể bắt đầu lo lắng cho sức khỏe của em bé cũng như của bạn. Đây là thời điểm khá căng thẳng vì phần lớn những gì bạn đang trải qua có thể là mới mẻ và xa lạ với bạn. Bạn thậm chí có thể lo lắng về việc chồng bạn cảm thấy thế nào, hay việc mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ vợ chồng của bạn.
  •  Bạn không biết có nên nói với gia đình và bạn bè về việc mang thai hay không. 12 tuần đầu của thai kỳ là khoảng thời gian có thể có nhiều rủi ro và không phải tất cả đều đi đến đích tốt đẹp. Vì vậy, thường thì các cặp vợ chồng cũng rất cân nhắc việc có nên chia sẻ tin vui với mọi người vào lúc này hay không. Nhiều người chờ cho đến sau tuần thứ 12, khi nguy cơ sẩy thai đã giảm xuống còn dưới 1%, thì mới công bố tin sắp có em bé. 

Những thay đổi ở em bé của bạn

  • Ở tuần này, phôi thai nhỏ cỡ một hạt cam hay đầu ngón tay, và có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm.
  • Em bé trông giống như một con nòng nọc với một quả tim thô sơ đã bắt đầu các nhịp đập đưa máu lưu thông khắp cơ thể bé nhỏ. Ở giai đoạn này, đôi khi bạn cũng có thể nhìn thấy hình ảnh quả tim đang đập trên màn hình siêu âm. Lúc này, siêu âm âm đạo sẽ có thể cho nhiều chi tiết hơn so với siêu âm bụng.
  • Mặc dù trái tim lúc này trông không giống như một quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn, nhưng các ống tuýp hiện tại quả thật là đang thực hiện một công việc hoàn hảo.
  • Não bộ và tủy sống của bé đang hình thành nhưng vẫn còn mở.
Mang Thai -08-thai Nhi Tuan 3-02

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 3

  • Mỗi ngày, bạn hãy nhớ uống vitamin bổ sung cho thai kỳ. Tuần thứ 3 là tuần mà ống thần kinh (não và tủy sống) của bé còn mở nhưng nó sẽ đóng vào tuần tới.
  • Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào trừ khi nó hết sức cần thiết, và bạn đã được sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số loại thuốc có hại cho sự phát triển của phôi thai.
  • Cố gắng nghỉ ngơi khi có thể. Bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vào giai đoạn này và cách tốt nhất để đối phó là đi ngủ, và nếu được thì cố gắng thư giãn.


Thai nhi tuần 4

Nếu bạn vẫn chưa thử thai thì hãy làm ngay bây giờ. Bạn có thể mua các que thử ở siêu thị hoặc nhà thuốc với giá khiêm tốn mà vẫn có thể có kết quả chính xác như những sản phẩm mà các bác sĩ sử dụng. Một số cặp vợ chồng ghi lại hình ảnh thời điểm họ làm xét nghiệm. Hình ảnh này sẽ trở thành một kỷ niệm dễ thương, đặc biệt là khi họ đang mong muốn một kết quả dương tính và họ được như ý.
Khi mang thai tháng đầu tiên, Ở giai đoạn bốn tuần, người ta đã có thể chính thức đo được kích thước của thai nhi. Đo chiều dài từ đỉnh đầu đến chân thoạt nghe thì có vẻ hợp lý, tuy nhiên, nó thực sự là rất thiếu chính xác. Cho dù mới ở giai đoạn 4 tuần tuổi, em bé trong cơ thể bạn vẫn còn cuộn tròn, và bộ phận mà sau này sẽ phát triển thành đôi chân cũng đang gập lại. Quy định chuẩn khi đo kích thước của thai nhi trên màn hình siêu âm là đo từ đỉnh đầu đến mông của bé. Kích thước trung bình vào lúc 4 tuần là khoảng 5-6 mm. Lúc này, đầu của bé vẫn còn rất lớn so với cơ thể, nhưng đã có thể nhìn thấy những nếp gấp nhỏ trên phần khuôn mặt và hàm. Phía bên hông cơ thể xuất hiện những chồi nhỏ, đó chính là tay và chân sau này. Hai bên đầu thì đang hình thành những hốc nhỏ, sau này sẽ trở thành các ống tai của bé. Mắt và mũi cũng bắt đầu hình thành. Và mặc dù tất cả quá trình này đang diễn ra nhưng mọi người bên ngoài vẫn chưa thể biết được là bạn đang mang thai, chỉ một mình bạn biết điều đó. 

Những thay đổi về thể trạng khi mang thai tháng đầu tiên

  • Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng tương tự như tuần trước, chỉ là ở mức độ nặng hơn. Bạn có thể bị nôn nhiều hơn, nhạy cảm hơn với mùi, mệt mỏi hơn và nói chung là cảm thấy mất năng lượng. Hãy kiên nhẫn và đừng cố chống lại quy luật tự nhiên.
  • Bạn có thể sẽ cảm thấy rất mệt hay nói cách khác, giống như đói lả đi vậy. Một số phụ nữ lúc này bắt đầu có cảm giác thèm ăn, thậm chí thèm các món mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến. Các loại thịt, cá và hải sản, trái cây, thậm chí là nước đá viên để nhai, là một số món có thể kể ra ở đây. Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu thông tin để biết lý do vì sao cảm giác thèm ăn lại phổ biến ở giai đoạn này nhé.
  • Ngực và núm vú của bạn có thể mỗi lúc càng trở nên nhạy cảm hơn. Có thể nhìn thấy xuất hiện màu xanh trên ngực, là do các tĩnh mạch bên trong đang căng lên, và ngực có thể tăng kích thước với tốc độ khá nhanh trong giai đoạn này. Đầu ngực có thể chuyển màu sậm hơn, và lúc này bạn nên bắt đầu chọn một chiếc áo ngực tạo sự thoải mái tối đa cho mình.
  • Bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Nếu nó quá nhiều, có mùi hôi, và làm bạn ngứa ngáy thì nên đi bác sĩ để kiểm tra. Nhiễm nấm là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ khi lượng hormone đang tăng lên nhanh chóng, và có những thay đổi từ hệ khuẩn cũng như độ Ph trong môi trường âm đạo. 
  • Bạn có thể cảm thấy như cần phải nuốt nước bọt nhiều hơn. Một số phụ nữ có thai thấy cơ thể sản xuất nước bọt nhiều hơn bình thường, do vậy họ phải liên tục nuốt. Điều này là hoàn toàn bình thường và nó sẽ ổn vào những tuần sau đó.
  • Một số thì than phiền đau đầu từ khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Nếu bạn bị như vậy, cố gắng đừng uống thuốc, hãy giải quyết bằng cách khác, như nằm xuống nghỉ ngơi, ăn món gì đó tốt cho sức khỏe, tăng cường lượng nước cho cơ thể, hoặc đi tắm nước ấm. Massage da đầu vào lúc này có thể sẽ rất hiệu quả.
  • Nếu bạn đã từng có con rồi thì ở giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy như quần áo của mình bỗng chật chội hơn ở vùng thắt lưng và vòng ngực. Đây không phải là do kích cỡ của thai nhi tăng, vì lúc này thai nhi vẫn còn đang ẩn thấp dưới vùng chậu của bạn, mà chỉ là do sự to lên chung của cơ thể bạn.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Với nhiều phụ nữ thì đây có thể là một thời gian thú vị nhất về cảm xúc. Thực tế đã rõ là họ đang có thai, họ cũng đã nhận ra là cần phải bỏ một số thú vui thường ngày của mình. Hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy là những thói quen mang lại nguy cơ, đặc biệt là trong khi mang thai. Bây giờ là thời gian để dừng lại, khi thai nhi đang ở giai đoạn phát triển quan trọng.
  • Bạn vẫn có thể cảm thấy một chút lo âu mỗi khi vào phòng tắm. Dù đã trễ kinh vài tuần và đã xác nhận có thai, bạn có thể vẫn lo lắng về khả năng sẩy thai. Đây là một mối lo khá phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần đầu (hoặc giai đoạn 1) của thai kỳ.
  • Bạn có thể đang rất muốn hét to lên khoe với mọi người, nhưng cũng lưỡng lự vì e ngại trường hợp không may bị sẩy thai. Hãy trao đổi với ông xã của bạn về việc khi nào sẽ là thời điểm thích hợp cho cả hai để khoe với mọi người về tin vui này.

Những thay đổi ở em bé

  • Tuần này em bé của bạn trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Vẫn đầu to, thân mình bé xíu cùng những chồi nhỏ sẽ phát triển thành hai chân sau này. Dù vậy, không có gì phải lo lắng, hình dạng này sẽ không kéo dài lâu bởi vì nhiều sự thay đổi lớn sẽ diễn ra trong mỗi ngày của tuần thứ 4 này, thậm chí ngay cả khi bạn đang ngủ.
  • Có thể nhìn thấy nhịp tim của em bé qua siêu âm âm đạo và nếu đếm, nó sẽ vào khoảng 80 nhịp/ phút (80 BPM).
  • Các cơ quan nội tạng quan trọng đang được hình thành trong hình hài bé xíu đó. Mặc dù rất nhỏ, nó vẫn có đủ không gian cho gan, thận và thậm chí là phổi. Cho dù bạn đang cảm thấy mệt mỏi, vẫn có rất nhiều năng lượng của bạn đang liên tục được chuyển vào để nuôi lớn em bé.
  • Đây là tuần mà hàm, cằm, và thậm chí má của bé bắt đầu hình thành. Tất nhiên là cũng bé xíu, nhưng chúng sẽ lớn lên nhanh chóng kể từ tuần này.
Mang Thai -09-thai Nhi Tuan 4-02

Lời khuyên cho tuần này

Hãy dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong túi của bạn. Bánh snack, bánh quy ngọt, và nước có thể sẽ rất cần thiết để đối phó với cơn buồn nôn.
Đừng quên dự trữ bao ni-lon hay hộp đựng đề phòng trường hợp bạn bị nôn. Không nên cảm thấy xấu hổ nếu bạn bị trước mặt người khác. Nhiều người cũng đã từng trải qua giai đoạn này và nó sẽ không nên kéo dài quá lâu.
Trong tuần này, bạn cần tránh bất kỳ các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay nói chung là bất kỳ thói quen nào có tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi. Tuần thứ 4 là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi.
Không nên lo lắng nếu bạn bị giảm cân trong tuần này. Tình trạng khó chịu và nôn mửa có thể dẫn đến giảm cân và bạn sẽ có nhiều thời gian để lấy lại trọng lượng, và còn phát triển to hơn nữa trong những tuần sau của thai kỳ.


Thai nhi tuần 5

Bạn sắp bước qua được phân nửa của ba tháng đầu thai kỳ. Mặc dù nhìn bề ngoài bạn vẫn chưa có vẻ gì là đang mang bầu, và bạn vẫn chưa cảm nhận được hoàn toàn về điều kỳ diệu này, nhưng hãy yên tâm rằng rất nhiều thứ đang hiện diễn ra bên trong bạn.
Cũng lạ nếu chúng ta cứ liên tục so sánh kích thước của thai nhi với một số loại thực phẩm nào đó, nhưng thật ra với những tuần đầu tiên này thì điều đó cũng là bình thường. Nó chỉ nhằm mục đích giúp tránh nhầm lẫn bởi vì tất cả chúng ta đều có cách hiểu giống nhau về hình ảnh của cùng một sự vật nào đó. Như vậy, khi bạn mang bầu 5 tuần, em bé của bạn có kích thước cỡ một hạt bắp hay một quả mâm xôi, một quả nho, một hạt đậu nhỏ hoặc thậm chí là một quả việt quất. Còn tử cung của bạn thì như một trái cam cỡ trung bình. Nói như vậy chắc chắn là bạn sẽ có thể tưởng tượng ra ngay.
Lúc này bé đã lớn hơn khoảng 10.000 lần so với khi bạn mới bắt đầu thụ thai, nhưng bạn vẫn chưa thể cảm nhận được hạt đậu tí hon kia đang xoay chuyển thế nào trong tử cung của mình. Và nó sẽ tiếp tục đi hết nửa đoạn đường khi bạn đã qua giai đoạn 2 (3 tháng kế tiếp) của thai kỳ.

Những thay đổi về mặt thể trạng khi mang thai tuần thứ 5

  • Bạn có thể sẽ bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai có tác dụng làm thư giãn các cơ sẽ ảnh hưởng lên ruột già và làm nó hoạt động chậm lại. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
  • Bạn sẽ tiếp tục có các triệu chứng như ở tuần trước. Cảm giác nhờn nhợn, không thể chịu nổi một số món ăn, tình trạng nôn mửa và thậm chí là nóng trong ngực có thể xuất hiện trong suốt cả ngày.
  • Bạn có cảm giác phải nuốt nước miếng liên tục, gần như là phải cần đeo một cái yếm, nhưng thực ra thì chưa đến mức như vậy. Hãy luôn cẩn thận giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khi đánh răng hay vệ sinh lưỡi, nhớ không nên để bản chải hay dụng cụ đi quá xa vào phía cổ họng, vì phản xạ ở vùng này  của bạn bây giờ  có thể rất nhạy cảm, có thể gây ra những cơn nhợn.
  • Bạn có thể bị nổi nhiều mụn như thể là quay trở lại tuổi dậy thì. Hiện tượng này đơn giản là do ảnh hưởng của các hormone đang tăng nhanh trong cơ thể khi bạn mang thai 5 tuần.
  • Bạn có thể luôn cảm thấy nóng bức và muốn cởi phăng quần áo ra ngay khi có cơ hội. Điều này là do sự gia tăng lượng máu cũng như các hormone trong cơ thể phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ.
  • Bạn có thể cảm thấy phần bụng có vẻ “dày” lên mặc dù phải đến sau tuần thứ 12 thì tử cung mới được nâng lên khỏi vùng xương chậu của bạn. Một số bà bầu thì lên cân trong ba tháng đầu, trong khi một số khác lại giảm cân, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào từng cá nhân.
  • Bạn có thể cảm thấy thực sự mệt mỏi, và cho dù có ngủ nhiều cũng không làm cho hết mệt được. Đây là một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tuy nhiên vào cuối giai đoạn này thì sức khỏe và năng lượng của bạn sẽ trở lại bình thường.

Nhng thay đi v cm xúc

  • Cảm xúc không có thay đổi gì lớn trong tuần này. Khi nhìn hình thức thì bạn vẫn có thể cảm thấy chưa tin được rằng mình đang có bầu, mà chỉ có thể dựa vào các triệu chứng mình đang có.
  • Nếu bạn có những người bạn đang muốn và cố gắng thụ thai nhưng vẫn chưa thành công, tự nhiên bạn lại có cảm giác có lỗi với họ. Trong trường hợp này, bạn có thể tế nhị với những cảm giác của họ, nhưng cũng không nên cố gắng kiềm chế niềm hứng khởi của riêng mình.
  • Tuần này, bạn có thể bắt đầu nhận ra thực tế của việc có thai. Bạn bắt đầu lo lắng về việc làm cha mẹ và việc nuôi nấng một đứa trẻ từ bé xíu cho đến lúc trưởng thành. Chúng tôi khuyên bạn nên chỉ giải quyết từng vấn đề một tại mỗi thời điểm, đừng lo lắng quá xa, và hãy tự tin vào khả năng của mình. Nếu được thì hãy giải tỏa bằng cách nói chuyện, tâm sự với mẹ của bạn, hoặc với ai đó đã từng có con và có thể đã có cùng cảm xúc như bạn lúc này.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

  •  Xương của thai nhi đang bắt đầu hình thành, các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu rõ dần. Đôi môi thì còn chưa biết sẽ thừa hưởng đường nét từ ai chứ cái mũi kia thì đích thị là của gia đình mình rồi! Bạn sẽ thấy rất thích thú vì những điều này. Và còn gì nữa đây, đầu của bé ở phía sau sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.
  • Miệng và lưỡi cũng bắt đầu hình thành trong tuần thứ 5 này, cùng với tay và chân. Cho đến lúc này thì tay chân bé trông vẫn giống như những mái chèo vỗ quanh hai bên ngực, nhưng chúng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét hơn.
  • Phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên không có gì lạ nếu bạn liên tục cảm thấy đói, vì bạn luôn cần nguồn năng lượng từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.
  • Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định giới tính của bé qua siêu âm.
  • Các quả thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu. Chúng sẽ sớm bắt đầu hoạt động thải nước tiểu, đóng góp một lượng kha khá chất lỏng vào trong thành phần nước ối bao quanh bé trong suốt 8 tháng tới.
Mang Thai -10-thai Nhi Tuan 5-02

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 5

  • Bạn nên hẹn lịch khám với nha sĩ. Vệ sinh răng miệng kém và các bệnh về nướu có liên quan tới việc sinh non cũng như một số rủi ro thai kỳ khác. Hãy trao đổi với nha sĩ về việc làm thế nào để giữ vệ sinh răng miệng tốt nhất trong suốt thai kỳ. Và hãy luôn nhớ cho biết bạn đang mang thai, vì chụp X-quang luôn có thể gây rủi ro tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
  • Nên cân nhắc việc ăn nhiều gừng hơn. Nhiều người cho rằng bánh quy gừng, bia gừng hoặc kẹo gừng có thể giúp giải quyết cảm giác buồn nôn. Nên chia nhỏ bữa ăn, và tránh để các bữa ăn cách nhau quá lâu. Đừng lo lắng nếu bạn không thể chịu được trà hay cà phê vào giai đoạn này. Rất nhiều chị em nói rằng đây là món đầu tiên trong rất nhiều món mà họ không thích trong suốt thai kỳ. Thay vào đó, hãy thử trà thảo dược hoặc bạc hà, hay đơn giản là nước lạnh.
  • Hãy cất bớt các thức ăn vặt mặn (nhiều muối) và thay vào đó các loại dùng để phết bánh mì. Số đông chị em hay thèm mặn và chua vào thời điểm này, nhưng nếu cứ ăn vặt liên tục thì có thể còn hơn một bữa ăn chính, mà lại không có nhiều dinh dưỡng. Thay vào đó, để ăn vặt, bạn hãy chọn một món phết giàu vitamin nhóm B và có giá trị dinh dưỡng hơn là chỉ đường mà thôi.


Thai nhi tuần 6

Đây là thời điểm khá đặc biệt - chỉ thêm 6 tuần nữa thôi là bạn đã trải qua hết giai đoạn 1. Lúc này, việc hạn chế tiếp xúc với độc tố, virus hoặc hóa chất vẫn thực sự quan trọng, vì chúng có khả năng gây hại cho thai nhi đang thành hình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải khóa mình ở một nơi nào đó, chỉ cần lưu ý và tập trung giữ gìn sức khỏe cho mình.

Mình trông như thế nào nhỉ?

Vào lúc này, bạn vẫn sẽ trông không giống như đang có bầu. Các hormone thai kỳ hoạt động liên tục để giúp thai bám chắc hơn vào thành tử cung, và giúp em bé phát triển. Bạn sẽ cảm thấy ngực mình to và nặng hơn một chút, còn vòng eo thì nhanh chóng biến mất. Bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, hoặc một chút mơ mơ hồ hồ. Tất cả đều có thể được xem như là các triệu chứng bình thường của giai đoạn đầu thai kỳ.

Bạn dị ứng với mùi thức ăn

Thời  gian này bạn vẫn có thể còn cảm thấy sợ một vài món ăn đặc biệt nào đó. Các chuyên gia cho rằng đây là một cách tự nhiên để bảo vệ thai nhi khỏi các loại thực phẩm có khả năng gây hại.
Lúc này, bạn cũng có thể thấy mình không được khỏe như trước mỗi khi tập thể dục, thấy thở nặng nhọc hơn và dễ mệt hơn. Vì vậy, bạn nên chuyển qua các bài tập nhẹ nhàng hơn cho phù hợp. Bạn vẫn rất cần vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, và nên kết hợp thể dục vào các hoạt động hàng ngày của mình. Những chị em tăng cân quá mức khi mang thai có thể gặp nhiều khó khăn và rủi ro hơn vào lúc sinh.

Những thay đổi về mặt thể trạng khi mang thai tuần thứ 6

  • Bụng của bạn sẽ lớn hơn một chút
  • Chứng buồn nôn có thể vẫn còn. Người ta ước tính đến khoảng 70-80% phụ nữ bị buồn nôn ở một mức độ nào đó trong ba tháng đầu của thai kỳ. Cố gắng tránh bỏ lỡ các bữa ăn để phòng tình trạng hạ đường huyết, và nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa. Không cần thiết phải ép mình ăn món gì đó chỉ vì nghĩ là nó tốt.
  • Lúc này, cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu có thể trở nên rõ nét hơn. Nó thậm chí có thể tệ hơn mỗi khi bạn ăn no hoặc khi bạn mắc tiểu. Về mặt hình thức thì vẫn chưa thấy dấu hiệu bạn mang thai vì bụng của bạn nhìn gần như là bình thường.
  • Bạn có thể cảm thấy khu vực vòng eo có vẻ dày lên hơn bình thường. Mặc dù vẫn chưa đến lúc để mặc áo bầu, nhưng bạn vẫn nên chọn những chiếc quần có thắt lưng co giãn, hoặc váy áo phù hợp.
  • Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn trong tuần này. Có ngày bạn còn có thể cảm thấy như chưa được ngủ chút nào, hoặc ngủ vẫn chưa đủ. Bạn chỉ ước ao cho nhanh tới ban đêm để lại được leo lên giường. Hãy cố gắng sắp xếp để nghỉ hoặc ngủ trưa, vì nó sẽ rất có ích cho bạn trong việc lấy lại sức.
  • Từ tuần thứ 6 trở đi, bạn có thể cảm nhận chút đau ở dưới thắt lưng mà trước khi có thai bạn chưa từng bị. Khi này, đau lưng thường là do áp lực từ tử cung đang lớn dần của bạn tác động lên cột sống phía dưới. Những cơn đau lưng sẽ đến rồi đi trong suốt thai kỳ, do tác động của hàm lượng hormone đang không ngừng gia tăng trong cơ thể bạn.

Nhng thay đi v cm xúc

  • Vào thời điểm này, có những lúc bạn cảm thấy nghi ngờ về việc có thai, cứ như tất cả là do mình tưởng tượng ra vậy. Có thể bạn vẫn chưa đi khám bác sĩ nên chủ yếu là vẫn dựa vào các triệu chứng để tự thuyết phục mình. Hãy kiên nhẫn. Tuần thứ 6 này cũng quan trọng như bất kỳ tuần nào khác, và thai nhi của bạn đã phát triển rất nhiều trong 6 tuần qua kể từ khi bạn thụ thai.
  • Bạn có thể cảm thấy buồn rầu và dễ nổi cáu, tính khí trở nên thất thường và đôi khi không chịu được một số người hay một số tình huống nào đó.
  • Bạn có thể bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về bé, về giới tính và thậm chí cả tên gọi của bé. Bạn nhận ra, những suy nghĩ về việc đứa bé sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của mình sẽ chiếm khá nhiều thời gian và tâm trí của bạn.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

  • Tuần này, bào thai của bạn đã có thể chính thức được gọi là thai nhi. Tên gọi này sẽ tiếp tục cho đến hết thai kỳ. Khi thai nhi đã lọt lòng mẹ thì sẽ được gọi là “em bé”, hoặc gọi bằng tên riêng. Vào thời gian này, một số cặp vợ chồng đã đặt tên gọi thân mật cho thai nhi.
  • Thai nhi lúc này dài chưa tới 1 cm, và cái đuôi nhỏ xíu cuối cùng cũng đã mất đi, nhưng nhìn hình dáng thì vẫn giống như là chỉ có đầu thôi, trán rất to, còn thân mình thì bé xíu. Tuy vậy, bạn không phải lo lắng, trong vài tuần tới bé sẽ phát triển dài ra thêm, và những cái tay, cái chân tí hon bây giờ cũng sẽ phát triển và thành hình dần.
  • Trong tuần này, em bé sẽ hình thành  chóp mũi. Các ngón tay, ngón chân, môi, mí mắt, và chân đang ngày càng trở nên rõ nét hơn. Đôi mắt lúc này còn ở vị trí khá xa nhau, gần về phía hai bên thái dương hơn.
  • Trong tuần thứ 6, các van tim của bé đã xuất hiện, những đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Đã xuất hiện những đường nét nho nhỏ ở đầu các chi nơi mà các ngón chân và ngón tay sẽ thành hình.
  •  Tuần này, thai nhi sẽ có một vài cử động không chủ ý nhưng bạn sẽ không thể nhận ra được vì nó rất nhỏ. Thai nhi vẫn còn trong hình dạng chữ C, tương tự như hạt đậu, di chuyển thấp thoáng bên trong tử cung của bạn.
  • Xương của bé bắt đầu hình thành trong tuần này, và thai nhi đã có thể gập cánh tay bé xíu của mình lại ở phần khuỷu tay và cổ tay
Mang Thai -11-thai Nhi Tuan 6-02

Li khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 6

  • Nên chọn áo ngực thoải mái hơn phù hợp với vòng một đang lớn lên của bạn. Tuy nhiên vẫn còn sớm để mặc áo ngực bà bầu hay loại áo cho con bú.
  • Tránh những công việc phải chạy ngược chạy xuôi suốt ngày từ sáng đến tối. Không nên ôm đồm quá nhiều việc, và hãy nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
  • Hãy cân nhắc việc mua một chiếc gối hỗ trợ dành cho bà bầu để sử dung luôn cho đến khi bạn sinh bé. Loại gối hình chữ nhật, dài, sẽ có thể hỗ trợ tuyệt vời cho chiếc bụng ngày càng to ra của bạn, và giúp giảm thiểu các cơn đau lưng.
  • Hãy tìm hiểu kỹ để chọn bác sĩ để chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho bạn trong suốt thai kỳ. Bạn nên trao đổi thêm với những người thân, người bạn đã từng có con; đọc thêm những thông tin bạn cần tham khảo, và bàn bạc với chồng để anh ấy cùng đưa ra ý kiến quyết định.


Thai nhi tuần 7

Bạn đã chính thức bước những tuần giữa của ba tháng đầu thai kỳ. Có lẽ bạn cũng đã  quen dần với việc mang thai và chuyện đó không còn quá xa lạ mới mẻ với mình nữa. Thai nhi 7 tuần tuổi đã bắt đầu “lộ” rõ trong bụng mẹ và lúc này bạn đã có thể cảm nhận được thai nhi trong bụng. Mặc dù đối với hầu hết các thai phụ, những tuần đầu tiên quả không dễ dàng; nhưng một số bà mẹ lại không hề hấn gì. Nếu bạn nằm trong số này thì cũng đừng cảm thấy như mình đã bị tước mất một điều gì đó thiêng liêng và đặc biệt. Vẫn còn hơn 30 tuần nữa, bạn hãy chờ và trải nghiệm những cảm giác khi mang thai.
Thoạt nhìn thì sẽ khó thấy được bạn đang mang thai, nhưng tự bạn sẽ cảm nhận vùng bụng mình dày lên đáng kể. Những chiếc quần hay váy ôm bó sẽ không còn vừa vặn nữa, và bạn không còn được thoải mái chọn đồ như trước đây. Vẫn còn hơi sớm để diện đồ bầu  lúc này nên hãy lục thật kỹ tủ áo quần của bạn và cố gắng tìm  những chiếc áo quần có phần eo  rộng rãi hoặc lung thun co giãn.
Khi mang thai được 7 tuần, có lẽ bạn muốn báo tin vui cho gia đình và bạn bè thân thiết. Không có thời điểm nào là thời điểm hoàn hảo để thông báo cho cả thế giới này biết là bạn sắp có em bé đâu. Hãy chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với những người thân yêu lúc này

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần thứ 7

  • Vẫn còn quá sớm để có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được qua thành bụng rằng tử cung của bạn đang nong rộng ra. Lúc này bụng bầu của bạn vẫn còn được che giấu bởi xương chậu và sẽ không nhô lên cho đến khi được 12 tuần.
  • Có thể bạn sẽ nhìn thấy những mạch máu của mình nổi rõ lên, đặc biệt là ở vùng ngực và chân. Khi bạn đứng lâu thì chân có thể sẽ sưng đau, và bạn muốn ngồi nhiều hơn trước. Cố gắng nâng chân lên bất cứ khi nào có thể và thường xuyên gác chân lên ghế ngồi hoặc ghế gác chân để giúp máu lưu thông nhé.
  • Âm đạo của bạn có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này là bình thường trong suốt quá trình mang thai nên bạn đừng lo lắng, trừ phi nó có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hoặc khiến âm đạo bạn tấy rát. Nhiều thai phụ dùng băng vệ sinh hàng ngày,  điều này rất hữu ích.
  • Thi thoảng bạn sẽ bị chuột rút và đau ở phần bụng dưới. Điều này cũng bình thườngvà cảm giác đau này tương tự như cảm giác nặng nề, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau liên tục, hoặc âm đạo của bạn bị chảy máu, hay đơn giản là bạn thấy lo lắng, hãy trao đổi với người đỡ đẻ hoặc bác sĩ của bạn.
  • Hai đầu vú của bạn có thể sẽ lớn ra và  thâm lại. Có thể sẽ có cả mụn nhọt mọc quanh quầng vú, chúng được gọi là những nốt Montgomery - giúp cho hai đầu vú của bạn sẵn sàng tiết sữa. Đừng nắn bóp hay cố gắng nặn bỏ những nốt này. Chúng thực sự có ích chứ không giống như mụn nhọt xấu xí đâu.
  •  Thêm một điều bất ngờ, bạn có thể sẽ được trở lại thời dậy thì ở tuần thứ 7 này với rất nhiều mụn trên mặt. Các hóoc-môn thời kỳ thai nghén chính là thủ phạm gây nên đám mụn  kia. Bạn hãy cẩn thận với các loại mỹ phẩm dành cho da mặt lúc này vì có một số loại kem thật sự các thai phụ không nên dùng.

Nhng thay đi v cm xúc

  • Có thể bạn sẽ bị xuống tinh thần một chút ở tuần này. Cảm giác mệt mỏi và buồn nôn thường trực vẫn còn nguyên đó, mà bạn cũng không có cách gì để cảm thấy khá hơn. Cứ bình tĩnh. Hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khỏe hơn vào cuối thời kỳ 3 tháng đầu tiên. Từ lúc này, bạn sẽ bắt đầu đếm ngược tới ngày em bé ra đời.
  • Ở giai đoạn này, nhiều ông bố chưa thực sự cảm nhận được sự thay đổi lớn lao nào như người mẹ. Trải nghiệm làm bố mới chỉ đơn giản là nghe bạn tả lại những triệu chứng, những thay đổi trên cơ thể người mẹ, chứ chưa thực sự được nhìn thấy hay cảm thấy khác biệt nào đáng kể. Không nên suy diễn rằng các ông bố thiếu quan tâm hay kém hào hứng với việc có em bé. Cũng cần vài tuần nữa các ông bố mới thực sự cảm nhận được rằng bạn đang mang thai và em bé sắp ra đời.
  • Một số bà mẹ sẽ có chút cảm giác tội lỗi vì không mấy hết lòng với tình yêu dành cho em bé trong giai đoạn này. Họ lo lắng rằng em bé sẽ “biết” được những suy nghĩ tiêu cực của mẹ và thấy mình không được nhiệt tình chào đón. Nếu bạn nằm trong số này thì cũng đừng  lo lắng và buồn phiền. Bởi đơn giản, em bé không có khả năng biết được bạn đang cảm giác thế nào đâu.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

  • Thai nhi của bạn lúc này còn rất nhỏ và chỉ mới dài được khoảng 1,3cm. Bé chỉ mới lớn bằng một quả ô-liu xanh, và không phải là quả ô-liu rất to như bạn đang nghĩ đâu, chỉ là một quả ô-liu cỡ trung bình mà thôi.(Rất khó tưởng tượng và không phù hợp với VN)
  • Thai nhi tuần này đã có tim thai. Nếu bạn đi khám thai vào tuần này, bà đỡ hoặc bác sĩ của bạn đã có thể nghe được tim thai bằng máy siêu âm.  Ngay lúc này bạn đã có thể trở về nhà với cảm giác sung sướng của một người biết chắc chắn rằng mình sắp được làm mẹ.
  • Khi thai được 7 tuần, mắt bé sẽ to hơn và thậm chí còn bắt đầu có màu nữa. Màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng vào giai đoạn từ 6-9 tháng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi  gen di truyền từ bạn và bố của bé.
  • Tai của em bé bắt đầu được hình thành cả bên trong lẫn bên ngoài. Chiếc lưỡi bé tí ti cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng và chân răng cũng bắt đầu được hình thành trong hàm.
Mang Thai -12-thai Nhi Tuan 7-02

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 7

  • Bạn nên bắt đầu tìm lớp dành cho các bà mẹ tương lai. Có thể cần phải đặt trước và có thể còn bị xếp trong danh sách chờ nữa.
  • Hãy nghĩ đến việc đăng ký một lớp yoga dành cho bà mẹ mang thai hay một hình thức vân động nào khác tương tự trong khu vực gần nhà bạn ở. Đây cũng là cách rất hay để gặp gỡ những thai phụ khácvà xây dựng một mạng lưới những người bạn mới có thể hỗ trợ nhau về sau.
  • Nếu bạn vốn là người thường xuyên chạy bộ, hãy nghĩ đến việc chuyển sang một môn thể dục khác nhẹ nhàng hơn. Những hình thức thể dục thể thao tạo chấn động liên tục như thế này không hề tốt cho thai nhi. Vẫn còn nhiều cách vận động khác nhẹ nhàng phù hợp hơn với bạn trong giai đoạn này.


Thai nhi tuần 8

Từ tuần thứ 8 đến khi ra đời, phần lớn thay đổi trong cơ thể em bé là sự phát triển về kích thước và hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể. Về cơ bản, thai nhi theo từng tuần đều sẽ là những phiên bản thu nhỏ của em bé khi được sinh ra, dĩ nhiên là nhỏ hơn nhiều. Lúc này tất cả các cơ quan trong cơ thể đã hình thành và được chuẩn bị để hỗ trợ cuộc sống độc lập khi thai nhi chào đời vào khoảng 40 tuần. Khả năng bị dị tật của em bé sẽ giảm xuống sau tuần thứ 8, nhưng bạn vẫn cần phải rất cẩn thận trong khoảng thời gian mang thai còn lại.

Sao nhiều câu hỏi thế này?

Đối với nhiều phụ nữ, thời gian thai nhi được 8 tuần coi là giai đoạn khó khăn hơn cả, đơn giản là bởi vì những triệu chứng ốm nghén của thời kỳ này có thể khiến bạn kiệt sức. Một số phụ nữ thấy mình đã có thể thở phào nhẹ nhõm từ tuần thứ 8, khi nguy cơ sẩy thai đã giảm xuống, và sự phấn khích bắt đầu tăng lên. Phải chăng còn quá sớm để mua đồ cho bé? Có nên báo tin với những người khác bây giờ? Em bé có được khỏe mạnh không? Làm sao mình có thể làm mẹ đây? Kể từ bây giờ, những câu hỏi đó và hàng triệu câu hỏi khác sẽ choán hết tâm trí bạn. Tuy nhiên, đây là những đều rất đỗi bình thường. 

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần 8

  • Bạn, hay nói đúng hơn dạ con của bạn sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm.
  • Vòng bụng của bạn sẽ dầy lên, và những chiếc quần, những chiếc váy co giãn sẽ trở nên thích hợp hơn cả.
  • Không có thay đổi lớn gì về chuyện ốm nghén, hoặc ít nhất là chưa đến lúc. Bạn nên ăn những thức ăn nhạt vị và dễ tiêu hóa, và cũng nên khuyến khích bố em bé vào bếp nếu bạn không thể tự làm nổi.

Tiếng gì thế kia?

Bạn nên kiếm cớ tránh khỏi các cuộc họp mặt trang nhã lịch sự vào thời gian này.  Rắm, xì hơi, thả gió…bạn muốn gọi nó thế nào cũng được, nhưng nó sẽ khiến bạn muối mặt vào những lúc mà bạn ít mong chờ nhất. Chớ nghĩ là mình có vấn đề. Thừa hơi là chuyện thường tình trong giai đoạn mang thai nhưng lại ít khi được nhắc đến. Có một số thức ăn khiến tình trạng dư hơi lại còn nặng nề thêm, vậy nên điều tốt nhất có thể làm là tránh hẳn chúng đi. Các loại đậu, tinh bột đều là các thủ phạm nguy hiểm sẵn sàng đổ thêm dầu vào lửa.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Bạn có thể sẽ trở nên mê tín hơn thường ngày trong giai đoạn này, vì vậy hãy cố gắng cân bằng giữa thực tế và khoa học với một chút thú vị có chừng mực. Đa phần mọi người đều có những câu chuyện hay ho mỗi khi nói đến trải nghiệm mang thai hay sinh con của mình. Cần phải biết gạn lọc những gì bạn nên nghe và bỏ qua những gì không cần nghe.
  • Thời kỳ mang thai là khi những giấc mơ trở nên rất khác. Bạn có những giấc mơ rất lạ, đáng sợ và không có nghĩa lý gì cả. Đừng phân tích hay suy diễn chúng để cố tìm cho ta một ẩn ý hay thông điệp nào đó mà làm gì. Những giấc mơ chỉ đơn thuần là được lọc từ những ý nghĩ sâu trong tiềm thức của chúng ta sau khi loại bỏ những thông tin không cần thiết mà bộ não ta tiếp nhận trong ngày.
  • Bạn nên bắt đầu mường tượng và sắp xếp các công việc tương lai của mình kể từ tuần thứ 8 này. Từ quyền lợi được nghỉ sinh, thời gian nghỉ việc, và thực tế rằng cả gia đình sắp sửa sống dựa vào nguồn lương của duy nhất một người; tất cả những cân nhắc này sẽ tốn của bạn một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ.
Có thể bạn sẽ thấy mình hơi xấu xí và kém hấp dẫn vào khoảng thời gian này. Người ta nhìn vào có thể sẽ không biết là bạn đang mang thai, mà trông bạn giống như là mới lên cân hơn. Nên nuông chiều mình một chút, đừng cự tuyệt bản thân khỏi những thú vui giản dị có thể khiến bạn cảm thấy khá hơn. Một buổi mát-xa, một buổi làm tóc, một chuyến mua sắm, tất cả đều có thể khiến bạn trẻ lại và vui tươi hẳn lên.

Những thay đổi của em bé trong tuần này

  • Kích thước của em bé theo từng tuần thường được so sánh với các loại quả; tuần này em bé của bạn lớn cỡ bằng quả mận hoặc quả cam sành
  • Những ngón tay ngón chân của em bé đã được hình thành rõ rệt ở tuần thứ 8, và còn bắt đầu có móng tay móng chân. Em bé có thể uốn cong chân tay vào giai đoạn này, nhúc nhắc khuỷu tay và có thể gập cổ tay.
  • Tất cả những bộ phận quan trọng trong cơ thể đều đã được định hình đúng vị trí. Suốt thời gian còn lại của thai kỳ, những bộ phận này sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài dạ con.
  • Hai quả thận của em bé đã đang lọc máu và tạo nước tiểu vào lúc này. Chúng còn đang bí mật trữ dịch tiêu hóa trong dạ dày, sẵn sàng chiến đấu với nước ối mà chúng sắp sửa phải nuốt vào.
  • Nếu em bé là con trai, cơ quan sinh dục ngoài sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh kích thích tố sinh dục nam – hóoc-môn nam hết sức quan trọng của cánh đàn ông.
  • Đầu của em bé vẫn còn lớn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng từ tuần 8 trở đi, cổ và tất cả xương trên mặt đã hình thành. Nghĩa là bạn đã có thể siêu âm để nhìn thấy các nét trên gương mặt một cách khá rõ ràng.
  • Một lớp tơ mịn đang bao bọc lấy cơ thể em bé. Tai trong và tai ngoài, chân răng và mắt đã được phát triển đầy đủ.
Mang Thai -13-thai Nhi Tuan 8-02

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 8 - tháng thứ 2 của thai kỳ

  • Hãy thử uống trà thảo dược thay cho trà và cà phê có chất caffeine thường ngày của bạn. Thường thì các loại trà này tốt hơn cho sức khỏe và thay thế rất dễ dàng cho các thức uống nóng vốn khơi nguồn cảm hứng cho bạn.
  • Cố gắng uống nhiều sữa và canxi hơn trong tuần này. Chân răng của em bé đã được hình thành, vậy nên bất kỳ loại thức ăn nào chứa dưỡng chất quan trọng này đều có tác động tích cực đối với răng em bé. Cố gắng tránh để bị nhiễm trùng trong tuần này, bởi nhiễm trùng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng em bé.
  • Luôn giữ các loại thức ăn vặt quanh mình phòng những lúc bạn cảm thấy chóng mặt. Chính vì có thể bạn đang ăn uống rất khó khăn, nên huyết áp của bạn thi thoảng sẽ xuống rất thấp. Đừng đứng dậy quá nhanh nếu bạn đã ngồi hơi lâu. Hãy để cho cơ thể có thời gian điều chỉnh huyết áp khi bạn chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.


Thai nhi tuần 9

Lúc thai nhi 9 tuần tuổi, bạn sẽ chuẩn bị bước vào những tuần cuối cùng trong chu kỳ đầu tiên của quá trình mang thai. Bạn sẽ cảm thấy rất mới mẻ và phấn khích nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn. Nhưng ngay cả khi bạn đã có con rồi, thì mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác biệt, với những thử thách mới.
Cũng là bình thường nếu bạn so sánh lần mang thai này với những lần trước, và dùng kinh nghiệm để đoán giới tính của em bé. Tuy nhiên, bố của bé mới là nhân tố quyết định giới tính bé chứ không phải bạn, và mọi thứ thì đã được an bài từ tuần thai thứ 3 mất rồi.

Tôi sẽ yêu con bằng một tình yêu như thế nào nhỉ?

Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng làm sao mình lại có thể yêu thương một đứa trẻ con khác nhiều như đứa con đầu lòng. Nhưng bạn đừng lo. Tạo hóa đã tạo ra những đứa bé vốn có sức mạnh khiến bố mẹ phải yêu phải mê, và quả là các em bé làm việc này rất giỏi. Các bà mẹ thậm chí còn rất đau khổ vì lo lắng mình không thể có đủ tình thương yêu để chia đều cho các con. Hãy để cho mình có đủ thời gian để vun đắp tình thương yêu với đứa con vừa ra đời, và hãy tin vào bản thân mình. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu.

Những thay đổi trong cơ thể bạn trong tuần 9

  • Tóc của bạn vốn liên tục trải qua chu kỳ mọc – rụng, giờ đây lại nằm im lìm ngủ đông. Đây là một trong những lý do khiến các phụ nữ mang thai thường nói tóc họ bỗng dày hơn và đẹp đẽ hẳn ra. Các ngọn tóc giờ nằm yên trên đầu bạn thay vì quấn đầy chiếc lược hay lũ lượt trôi theo dòng nước mỗi khi bạn tắm.
  • Bạn có thể sẽ nhận ra những khác biệt trên móng tay nữa, bởi vì tốc độ mọc dài của chúng cũng khác thường. Chính những hoóc-môn thời kỳ mang thai đã gây ra những thay đổi này.
  • Nếu như cách đây hai tuần bạn cứ như tuổi dậy thì lần hai với bao nhiêu mụn nhọt trên mặt, thì bây giờ là lúc bạn được ngắm nhìn làn da sạch sẽ của mình. Hãy dùng kem hoặc sữa rửa mặt có tác dụng nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Hãy nhớ công thức này: mỗi ngày 2 miếng trái cây và 5 phần rau tươi.
  • Có thể bạn sẽ lên cân từ từ kể từ giai đoạn này.  Cũng có thể bạn đã bị giảm cân vì nghén nên không thể ăn được gì, hoặc cứ nôn mửa hoài. Nhưng kể từ tuần 9, bạn sẽ nhìn thức ăn với một con mắt khác. Chúng không còn là kẻ thù của dạ dày bạn như khoảng một tuần trước đây nữa.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Bạn sẽ cảm thấy bớt khi thai 9 tuần tuổi, và có vẻ tràn đầy năng lượng hơn trước đây. Dường như bạn không còn buồn nôn, mỏi mệt và phờ phạc như trước nữa.
  • Ở giai đoạn này, em bé chưa thể nhắc bạn nhớ đến sự có mặt của mình bằng cách cựa quậy trong bụng bạn, nên bạn cảm giác rất bình thường. Chớ nên cảm thấy tội lỗi nếu không phải lúc nào bạn cũng nghĩ về em bé.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

Mang Thai -14-thai Nhi Tuan 9-02
  • Tuần này, em bé của bạn đã dài gần 2.5cm. Thai nhi giờ đây là một phiên bản thu nhỏ của em bé lúc ra đời. Trông em bé sẽ bớt giống người ngoài hành tinh hay một chú gấu túi, mà rõ ràng đã là người trái đất.
  • Em bé bây giờ lớn chưa bằng một quả táo to, cũng là lý do khiến bạn có cảm giác rõ ràng hơn ở vùng xương chậu. Vào cuối ngày, khi bàng quang của bạn đã căng phồng, hay sau khi bạn ăn rất no, bạn sẽ lại càng có cảm giác rõ rệt hơn nữa.
  • Trán của em bé sẽ bớt dồ, và mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt. Ngón tay và ngón chân mới đây thôi còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.
  • Nếu bé của bạn là con gái, đây chính là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu hình thành. Khi ra đời, em bé sẽ có đầy đủ số trứng mà một người phụ nữ mang trong mình suốt cả cuộc đời. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu thành hình, dù chỉ mới bé xíu xiu.
  • Cơ thể em bé cũng không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra. Mới trước đó, em bé nằm như hình chữ C, thì giờ đã thẳng hơn một chút, chỉ trừ hai chân vẫn còn  co lên ngang hông.
  • Từ tuần 9, đã có thể thấy núm vú xuất hiện trên ngực em bé. Hai tai của bé mới trước đó còn ở thấp tận dưới cổ, bây giờ đã nằm đúng chỗ.
  • Trong vòng ba tuần tới, thai nhi sẽ dài gấp đôi. Và có một điều chắc chắn là bạn vẫn thấy rất mệt mỏi. Ngay cả khi bạn ngủ, cơ thể bạn vẫn chăm chỉ làm việc ngoài giờ để nuôi lớn thai nhi.

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 9

  • Nếu bạn chưa đi khám thai lần thứ nhất, thì bây giờ là lúc phải đi. Chọn một thời điểm nào đó bố em bé có thể đi cùng, và cố gắng nghỉ làm việc hẳn vài tiếng sau đó để bạn có thể nói chuyện về buổi khám đầu tiên đó. Có thể bạn sẽ trở nên vô cùng phấn khích khi nghe được nhịp tim em bé rất rõ ràng bằng máy siêu âm.
  • Đừng quên đánh răng! Vệ sinh răng miệng lúc nào cũng quan trọng, và trong thời gian mang thai lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn cũng hãy nhớ làm sạch răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày, đi bác sĩ nha khoa ít nhất một lần khi mang thai, và dành thời gian chăm sóc răng miệng. Trong thời gian này, nướu bị chảy máu không có gì là bất thường, nhưng cũng có thể, nó có nghĩa là bạn cần đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa thường xuyên hơn.
  • Hãy bắt đầu để dành tiền cho những tháng nghỉ việc để sinh con. Việc có kế hoạch tiết kiệm chắn chắn cho khi nghỉ sinh sẽ giúp bạn giảm căng thẳng khi phải nghỉ việc một thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có những chuyện không ngờ xảy ra, và bạn phải nghỉ việc sớm hơn dự định.


Thai nhi tuần 10

 Bạn vẫn đang tiếp tục những tuần thai đầy mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai. Nói về việc hít thở sâu, từ giờ cho đến khi sinh, bạn có thể cỏ cảm giác buồng phổi mình nhỏ hẹp. Có một lý do đó là có ai đó đã chiếm không gian buồng phổi của bạn và điều này có thể kéo dài một thời gian.

Hãy đi mua sắm

Bước sang tuần thứ 10 của thai kỳ, cảm giác buồn nôn và mệt mỏi sẽ biến mất.  Bạn có thể cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Các thai phụ thường rất thích ăn những thức ăn đặc biệt, ngay cả những thức ăn trước đây họ không thích, họ thường ăn những loại thức ăn do thèm hơn là do vị ngon của nó. nhai nước đá, ăn rau quả tươi sống, yaourt mềm, kẹo dẻo là những thứ hấp dẫn. Vì vậy, hãy luôn đem theo bên mình một ít thức ăn ưa thích để có thể dùng khi cần.

Những chuyển biến về mặt thể chất trong tuần thứ 10

  • Do ảnh hưởng của các nội tiết tố, vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn và các đốm nâu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở trên mặt. Đặc biệt sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới và sẽ mờ dần sau khi sinh bé.
  • Sự gia tăng lượng máu trong cơ thể khiến bạn trở nên rạng rỡ hơn. Cuối cùng thì những cái mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho bạn trong những tuần qua sẽ dần biến mất, nhường chỗ cho một làn da sáng đẹp hơn.
  • Thông thường từ tuần thứ 10 trở đi, bạn không phải thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh vì chứng buồn nôn khó chịu nữa. Vì tử cung được nâng lên khỏi khung chậu, nhường chỗ cho bàng quang hoạt động nhiều hơn. Sờ vào bụng, bạn có thể cảm nhận được đỉnh tử cung hơi nhô lên. Cảm nhận này càng rõ khi bạn nằm trên giường và  đang cảm thấy mắc tiểu.

Nhng thay đi v cm xúc

  • Cảm giác thai nghén vẫn còn, thậm chí khá nặng nề hơn cho thai phụ. Thật tuyệt vời, cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu thấy tràn đầy sức sống. Những căng thẳng vì lo sợ sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn bắt đầu quay trở lại. Đây cũng là thời điểm thích hợp để thông báo với bạn bè và người thân về sự xuất hiện cuả bé yêu.
  • Tuy nhiên, bạn vẫn dễ bị xúc động vì những điều vô cớ. Nhìn thấy xe đẩy, phụ nữ mang thai, những đứa bé hay thậm chí những con vật có lông mềm mượt cũng đủ làm cho bạn xúc động đến mức oà lên khóc. Những điều này hoàn toàn tự nhiên, hãy tắt tivi đi nếu bạn không chịu được khi nhìn thấy những mẫu quảng cáo hay bất cứ điều gì khiến bạn không được thoải mái.

Mang bầu cùng vợ

3 tháng đầu tiên của thai kỳ, do nghén nên hầu hết các thai phụ không thích thú trong quan hệ tình dục. Tuy nhiên, giờ đây nhu cầu quan hệ gần gũi với chồng lại trở nên mãnh liệt. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng cuả hocmon sinh dục nữ và bạn cũng thấy tràn trề năng lượng hơn.
Nếu bác sĩ không chỉ định việc tránh sinh hoạt tình dục vẫn có thể thực hiện bình thường trong thai kỳ, trừ trường hợp có nguy cơ sinh non hoặc dễ bị động thai. Trong thực tế, nhiều thai phụ cho biết họ chưa bao giờ cảm thấy nhu cầu và cảm nhận tình dục tăng cao như lúc đang mang thai. Không có bằng chứng nào cho thấy việc quan hệ tình dục có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì cổ tử cung khi có thai được đóng kín bằng nút nhầy và bé yêu sẽ được bảo vệ rất an toàn trong túi ối ít nhất cho đến tháng thứ 7 cuả thai kỳ.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

  • Bé nhà bạn đã lớn gấp đôi so với 3 tuần trước đó, dài khoảng từ 3.1cm đến 4cm, gần bằng 1 quả quýt to.
  • Bé không ngừng vận động: đá, trườn, vặn và xoay người. Tuy vậy, bé còn rất nhỏ và tử cung của bạn còn nằm trên đỉnh khung chậu, bạn vẫn chưa thể cảm nhận rõ sự chuyển động cuả bé. Bạn sẽ cảm nhận rõ những chuyển động tuyệt vời đó khi bé phát triển lớn hơn và bắt đầu đạp vào thành tử cung.
  • Tuần này, tủy sống cuả bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu. Đây là những tế bào kháng thể giúp bé khoẻ mạnh và tăng trưởng tốt.
  • Hãy tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất có cồn khác nếu bạn không muốn làm tổn thương lâu dài đến sự phát triển trí não của con bạn. Đây cũng là thời điểm tuyến yên bắt đầu làm việc và sản sinh ra hocmôn cần thiết cho cơ thể.
  • Cuống nhau cũng phát huy vai trò cuả nó trong việc lọc khí oxy và các chất dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho sự phát triển cuả thai nhi.
  • Cũng trong tuần này, con bạn đã có thể mút ngón tay cái. Dễ thương quá đúng không nào? Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé nhờ vậy mắt bé được bảo vệ thật an toàn.
  • Ruột bé bắt đầu thực hành các hoạt động co giãn nhằm giúp bé tiêu hoá tốt sau khi bé được sinh ra. Những chuyển động đầu tiên cuả ruột đánh dấu một bước quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bé. Hãy kiên nhẫn đợi xem bước ngoặc đó là gì nhé.
Mang Thai -15-thai Nhi Tuan 10-02

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần 10

  • Không chơi các môn thể thao nguy hiểm, cần nhiều sức lực và tăng nguy cơ làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé như lặn, leo núi, du lịch đến những vùng cao …; tốt hơn hết bạn nên vận động vừa phải, không được làm việc và vận động quá mức cho đến khi sinh bé.
  •  Hãy bắt đầu viết nhật ký cho con. Điều này nghe qua có vẻ ngớ ngẩn nhưng trong tương lai những dòng nhật ký này sẽ giúp bạn và bé ôn lại những ký ức ngọt ngào thời thơ ấu. Đây là thời gian thú vị dẫu rằng nó có vẻ kéo dài lâu nhưng sau này bạn sẽ ngạc nhiên là nó đã qua thật nhanh.  
  • Thận trọng với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Listeria là loại nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.


Thai nhi tuần 11

Tuần thứ 11 của thai kỳ là cột mốc đánh dấu việc bạn và bé yêu chuẩn bị bước sang chu kỳ mang thai thứ 2 với nhiều khó khăn mệt mỏi. Tuy nhiên, qua tới tuần này, bạn đã quen với những thay đổi về thể chất, nên sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe mạnh và dễ chịu hơn một chút.
Ở thời điểm này, bạn có thể đã làm siêu âm một lần và nghe được nhịp tim của bé lần đầu tiên. Đối với những phụ nữ mà việc có thai này là ngoài ý muốn, thì việc “cảm nhận” một mầm sống có thực đang hiện diện trong cơ thể mình  này sẽ thay đổi cuộc sống của họ rất nhiều.

Những chuyển biến về mặt tâm lý 

Bạn sẽ cảm thấy có một sự kết nối đặc biệt với những bà mẹ và phụ nữ có thai khác. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những nỗi lo lắng mơ hồ, không cụ thể. Đôi khi bạn sẽ kém tự tin, không chắc chắn liệu mình có thực sự sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ, và làm thế nào để hoàn thành một cách xuất sắc vai trò ấy. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng về những cảm giác này, đây là tình trạng tâm lý  hoàn toàn bình thường mà bà bầu nào cũng phải trải qua.

Nhng thay đi v th trng khi mang thai tuần thứ 11

  • Đối với hầu hết các mẹ bầu, chứng táo bón khi mang thai là cơn ác mộng. Táo bón là một triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Để phòng ngừa triệu chứng này một cách hiệu quả, hàng ngày bạn nên ăn bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ có trong ngũ cốc, cam, chanh và các cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả tốt trong điều trị táo bón. Một số loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai; tuy nhiên, hãy thử áp dụng các biện pháp từ thiên nhiên kể trên trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Ở tuần thứ 11, tử cung lúc này đạt  kích thước của một quả bưởi. Bạn thấy nặng nề hơn mỗi khi ngồi xuống và mệt mỏi hơn vào cuối ngày.
  • Có thể bạn đã hơi ra dáng một bà bầu. Bụng to lên và vùng da quanh rốn sẫm màu hơn. Nếu bạn đang mang thai con rạ, bụng của bạn sẽ to hơn so với lần mang thai đầu tiên. Các cơ và dây chằng hỗ trợ bụng trở nên lỏng lẻo hơn. Lúc này quần áo rộng rãi là rất cần thiết để giúp bạn cảm thấy thoải mái và che đi phần nào vòng hai đang ngày một lớn hơn.
  • Nếu bạn vẫn mắc chứng buồn nôn, thay vì ăn 3 bữa một ngày, hãy ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ. Cách này giúp cho bạn không bao giờ bị đói, vì sản phụ được khuyên không nên để bụng đói nhằm ổn định lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ mang thai bé trai thường có xu hướng ăn nhiều hơn mang thai bé gái. Tuy nhiên, kết quả này không đúng cho tất cả các trường hợp, bạn hãy ăn đầy đủ và đa dạng các chất theo nhu cầu để bé phát triển tốt.Mang Thai -16-thai Nhi Tuan 11-01(500x 500)

Nhng thay đi v cm xúc

  • Từ tuần này, nhiều bà bầu đã làm quen hơn với việc có thai. Kích thước của bụng không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động thường nhật và cơn ốm nghén cũng đã giảm bớt.
  • Nhờ vậy, bạn thấy khoẻ khoắn hơn và có thể lại gần gũi với chồng sau một thời gian chịu đựng những cơn nghén cuả thai kỳ. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, chia sẻ và lắng nghe anh ấy.
  • Ngực của bạn trở nên to hơn, điều này có thể mang lại cho bạn những sự chú ý không mong muốn. Mặc áo rộng chỉ có thể giúp bạn che bớt phần nào. Trong thực tế, khi mang thai ngực của bạn sẽ có nhiều thay đổi để tiết sữa có hiệu quả để cho con bú. Hãy làm quen với những ánh nhìn này bạn nhé!

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

  • Tuần này, bé cuả bạn có kích thước của một trái quýt. Các cơ quan trong cơ thể cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể có tác dụng bảo vệ làn da cuả bé khi bé bơi trong môi trường nước ối. 
  • Từ tuần thứ 11 cuả thai kỳ, thanh quản cuả bé được hình thành.
  • Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và các khớp thần kinh kết nối các dây thần kinh trong não đã được hình thành. Bé bắt đầu có nhiều các phản xạ hơn.
Mang Thai -16-thai Nhi Tuan 11-02

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 11

  • Từ tuần thứ 11 cuả thai kỳ, do sự gia tăng lưu lượng máu qua niêm mạc mũi, các thai phụ thường dễ mắc các chứng bệnh nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai. Vì vậy, bạn hãy mang theo nhiều khăn giấy bên mình để dùng khi cần thiết.
  • Cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Mức tăng cân lý tưởng trong thời kỳ mang thai là từ 10-12 kg. Bạn nên chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng thực phẩm. Kiểm soát cân nặng hợp lý và cần thận trọng trong việc lựa chọn các loại thức ăn hàng ngày.
  • Bắt đầu tìm mua các loại quần áo cho bà bầu. 


Thai nhi tuần 12

Đây là tuần cuối cùng trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, là giai đoạn mà các bà bầu chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới của quá trình mang thai. Các chứng buồn nôn và mệt mỏi hầu như đã hoặc đang bắt đầu hết, bụng thì vẫn chưa quá lớn để cảm thấy luộm thuộm, cồng kềnh. Hãy chuẩn bị cho một sự đột biến năng lượng trong vài tuần tới khi cơ thể bạn thực sự sản sinh ra một lượng lớn hoóc môn gây cảm giác dễ chịu.
Khi vào tuần 12, bạn có thể bắt đầu cân nhắc tham gia một chương trình tập luyện được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai. Việc bắt đầu các bài tập sàn chậu ngay bây giờ là khá quan trọng, vì nó  giúp cơ thể bạn sẵn sàng để hỗ trợ trọng lượng ngày càng tăng của tử cung. Tập luyện đều đặn hàng ngày sẽ giúp củng cố cơ sàn chậu, từ đó tránh được những rủi ro tiềm ẩn.
Bạn có thể đăng ký vào một lớp học chung với những bà bầu khác cũng đang ở vào giai đoạn này. Trên thực tế, đã có nhiều tình bạn phát sinh từ những khóa học tiền sản này, và kéo dài bền vững sau đó. Bạn có thể có được những sự hỗ trợ, chia sẻ sâu sắc về kinh nghiệm cũng như về tinh thần từ những người bạn cùng phái trong môi trường này. Điều này rất có ích cho bạn.

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần thứ 12

  • Từ lúc này, hoóc môn oestrogen sẽ kích thích tế bào da của bạn sản xuất ra nhiều sắc tố tối màu. Hiện tượng này đôi khi cũng có ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai loại viên.
  • Bạn cảm thấy ấm hơn một chút? Đó là do sự gia tăng của khối lượng máu lưu thông trong cơ thể. Tim của bạn đang phải làm việc cật lực để cung cấp đầy đủ oxy cho cả bạn và thai nhi. Số lượng hồng cầu của bạn tăng cao hơn nhiều so với khi bạn không có thai, do vậy, cần phải đảm bảo việc ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau lá xanh và ngũ cốc.
  • Trong tuần này, bạn có thể vẫn cảm thấy chưa quen hoàn toàn, hơi mơ hồ và hay quên. Đó là điều hết sức tự nhiên, và là do ảnh hưởng của các hoóc môn. Đôi khi, sự phấn khích về việc có thai làm lu mờ đi mọi thứ khác, khiến cho những căng thẳng hàng ngày trở nên không đáng kể.
  • Thỉnh thoảng có lúc bạn cảm thấy bụng dường như nhô ra nhiều hơn. Đó có thể là do sự trương phồng trong ruột, sau khi đi vệ sinh thì bụng bạn sẽ phẳng hơn trở lại. Đừng lo lắng gì, như vậy cũng là hết sức bình thường ở giai đoạn này.
  • Nếu bạn có tử cung nghiêng về phía sau (chứ không phải phía trước), thì đây là khoảng thời gian nó sẽ trở lại vị trí như bình thường. Rất ít khi tử cung nghiêng về phía sau gây ra các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, vì vậy, nếu điều đó xảy ra thì bạn nên đi kiểm tra với bác sĩ.

Những thay đổi về mặt cảm xúc

  • Khi cơ thể thay đổi, bạn có thể cảm thấy căng thẳng, tự hỏi mình trông ra sao rồi. Miễn là bạn luôn kiểm soát được số lượng cũng như loại thực phẩm mình nạp vào, và thực hiện một số hình thức thể dục thích hợp, thì cơ thể của bạn có nhiều khả năng sẽ sớm quay trở lại trọng lượng như trước khi mang thai. Hãy cứ thuận theo tự nhiên, vì rõ ràng là có nhiều lý do để cơ thể, hình dáng của bạn thay đổi khi bạn mang thai.
  • Bạn có thể thấy tính tình thay đổi, mưa nắng thất thường trong tuần này. Vừa mới buồn đó rồi lại thấy vui ngay đó. Bởi vì mang thai là một quá trình có nhiều thay đổi về mặt cảm xúc, nên bạn và những người thân quanh bạn sẽ cần phải học để thích nghi với dòng cảm xúc lên xuống đó.
  • Đến tuần này, bạn đã có thể cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều về việc mang thai, lo lắng về nguy sơ sẩy thai cũng không còn nữa. Nó thực sự giải phóng bạn khỏi những căng thẳng, đem lại tự do cho tâm trí, không còn phải bận tâm nhiều vào những suy nghĩ đại loại như “điều gì sẽ xảy ra nếu…”.

Những thay đổi của em bé

  • Tuần này, mí mắt của em bé mặc dù đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn rất nhạy cảm với bất cứ thứ gì có thể gây khó chịu. Bé cũng có thể đang mọc tóc.
  • Cổ của bé bây giờ đã phát triển rõ hơn, nối giữa đầu và ngực, thay vì cái đầu nhỏ xíu gần như gắn liền với ngực như trước đây. Cằm của bé nhô ra hơn. Đôi tai nhỏ xíu lúc đầu ở vị trí khá thấp bên dưới, giờ đã di chuyển vào vị trí đúng của nó ở hai bên đầu.
  • Nhịp tim của bé lúc này nhanh hơn khoảng gấp đôi nhịp tim của mẹ. Khi siêu âm, bạn sẽ có thể nhận ra âm thanh của nhịp đập đều đặn này. Những khi bị dây rốn chắn ngang phía trước thì âm thanh phát ra có thể bị nhiễu hơn một chút.
  • Tuần này, em bé sẽ có những cử động trên khuôn mặt như cau mày, nheo mắt. Thai nhi vẫn còn nhấp nháy bên trong tử cung mẹ, có những động tác nhảy bất ngờ mà bạn sẽ không thể nhận thức được. Nếu đã từng có con và cực kỳ nhạy bén thì có thể bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động này, tuy nhiên, phải đến vài tuần sau nữa bạn mới có thể chắc chắn về điều đó.
  • Nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, bụng bạn có thể to ra hơn rất nhiều. Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn mang nhiều hơn một em bé là chứng buồn nôn thái quá, và bụng to hơn bình thường. Siêu âm sẽ giúp xác định chính xác việc mang đa thai.
  • Mỗi khi bạn được bác sĩ hay chuyên gia y tế thăm khám và sờ vào bụng thì em bé bên trong sẽ di chuyển vòng quanh để tránh những cú đụng chạm hay thúc chọc nhẹ đó.
  • Thông thường, thời điểm mang thai từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 18 của thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển trí não.
Week -14-2

Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 12

  • Khi thấy đói, bạn nên ăn ngay. Đến lúc này thì cảm giác hứng thú với chuyện ăn uống đã trở lại với bạn. Hãy đãm bảo bạn luôn có nhiều thức ăn vặt lành mạnh bên mình, và không nên nghĩ đến việc ăn kiêng. Đây không phải là thời gian để bạn giảm cân.
  • Đừng quên chất xơ! Trái cây và rau củ là rất cần thiết vì chúng giúp tránh các vấn đề về đường ruột. Chất xơ phải cần có nước thì mới phát huy tác dụng, do vậy, bạn nên nhớ phải liên tục uống nhiều nước. Khi cảm thấy khát, nghĩa là bạn đã bị mất nước một phần. Vì vậy, nên uống nhiều ngụm nhỏ thường xuyên trong ngày. Bạn sẽ cảm thấy khỏe và dễ chịu hơn rất nhiều nếu làm được điều này. Nước cũng sẽ giúp cho trí óc bạn tỉnh táo, minh mẫn hơn.
  • Bạn có kế hoạch cho một kỳ nghỉ? Bây giờ là thời gian để xếp hành lý và làm một chuyến nghỉ ngơi. Quý hai là gian đoạn phù hợp để đi du lịch, khi bạn đủ khỏe để thưởng thức nó và cũng ít có nguy cơ chuyển dạ sớm. Nếu định đi bằng máy bay, bạn cần kiểm tra lại với hãng hàng không về những quy định bay khi đang có thai. Bạn có thể sẽ cần một bức thư của bác sĩ để xác nhận việc mang thai.
  • Tuần này, bạn cũng có thể muốn đi mua sắm quần áo mới. Có thể mua loại quần áo với kích thước lớn hơn, hoặc loại dành cho bà bầu, tùy bạn thôi. Phần lớn bà bầu thích kết hợp cả hai. Dù vậy, vẫn có một chút hồi hộp khi mua đồ bầu. Bạn chỉ có thể làm điều này trong một quãng thời gian nhất định nào đó của cuộc đời mình. Bạn đang mang thai, bạn đang sắp có một em bé. Có vẻ như vẫn là một điều ngạc nhiên thú vị phải không?





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét